Phân bón nói chung và phân bón hóa học nói riêng là một trong những vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng phân bón hóa học còn rất thấp, lượng phân bón mất đi trong quá trình sử dụng là rất lớn gây tốn kém chi phí, lãng phí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến môi trường sống.
Trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp tăng cao hiệu quả sử dụng của phân bón, các nhà nghiên cứu đã không ngừng ứng dụng nhiều cách khác nhau để tạo ra các loại phân bón mới. Trong đó, việc bổ sung chủng vi sinh vật có lợi vào hạt phân là một phương pháp giúp tăng cường chuyển hóa các hợp chất khó tan và khó hấp thụ trong môi trường thành những dinh dưỡng mà bộ rễ của cây trồng hấp thu được; hoặc chính chủng vi sinh vật đưa vào có chức năng cố định nguồn đạm (N2) từ không khí, sản sinh ra các enzyme. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật có tác dụng kích thích cho các phản ứng sinh lý-sinh hóa. Mặt khác, một số chủng vi sinh còn có vai trò đối kháng, ức chế và tiêu diệt những loài vi sinh vật có hại gây bệnh cho cây, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
Một số loại vi sinh vật có lợi đã được đưa vào công nghệ sản xuất phân bón như: Vi sinh vật cố định đạm (Rhizobium, Bradyrhizobium), vi sinh vật cố định nitơ tự do (A. chroococcum, P. tinctorius), vi sinh vật phân giải lân (Pseudomonas sp, Achromobacter sp, A. polymixa, Bacillus sp), vi sinh vật kích thích sinh trưởng (E. cloaceae, A. radiobacter, A. bejerinckii, E. Aerogenes), vi sinh vật đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh (B. subtilis, Pseudomonas sp, Bacillus sp). Ngoài ra còn có một số chủng vi sinh vật có lợi khác như: Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Pseudomonas putida, Saccharomyces cerevisiace.
Các vi sinh vật trong đất, đặc biệt là vi sinh vật vùng rễ có vai trò đặc biệt quan trọng với cây trồng, chúng tạo thành mối quan hệ hữu cơ, gắn bó trong một thể thống nhất. Quá trình mặn hóa, phèn hóa hiện đang làm giảm rõ rệt số lượng vi sinh vật trong đất, cụ thể là các nhóm vi sinh vật có ích như cố định nitơ, phân giải hữu cơ, phân giải lân, sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật,…và gián tiếp gây giảm năng suất cây trồng.
Luôn tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất phân bón, tiếp nối thành công năm 2020, khi Sitto Việt Nam đã đổi mới quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ N-KEEP và ANL nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng phân bón NPK Sitto Phat rất rõ rệt so với những loại phân cùng chủng loại trên thị trường. Ngay từ đầu năm 2022, Sitto Việt Nam phát triển công nghệ BiO3 trong quy trình sản xuất phân bón.
Bộ công nghệ N-KEEP, ANL và BiO3 là sự kết hợp những hoạt chất tiết kiệm đạm và vi sinh vật có lợi, tạo ra “hiệu quả kép”: Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, ngăn ngừa vi sinh gây bệnh, kích thích sinh trưởng cây trồng. Tăng năng suất và giảm chi phí tối ưu.
Lợi ích khi ứng dụng bộ công nghệ N-KEEP, ANL và BiO3 mang lại như: giảm 40-50% lượng phân bón sử dụng. Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm, làm chậm quá trình chuyển hóa phân đạm, giảm thất thoát đạm dưới cả hai dạng NH4+ và NO3-, làm tăng thời gian và khả năng hấp thu đạm cho cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật sẵn có trong đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất, đất trồng màu mỡ, tơi xốp.
Cây trồng dễ dàng hấp thu các thành phần phức hợp có sẵn trong đất và phân bón, đẩy nhanh quá trình phân giải các hợp chất (phân giải lân, cellulose,…) trong phân bón nhanh và hiệu quả hơn. Thúc đẩy phát triển bộ rễ, tăng sinh trưởng, giúp cây trồng khỏe mạnh, phát nhanh, xanh bền. Tăng sức đề kháng bệnh, tăng khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi như hạn mặn, nóng lạnh…giúp cây trồng gia tăng năng suất.
Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, đưa giải pháp mới đi vào chiến lược phát triển toàn diện, bền vững là mục tiêu chính của Sitto Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ không ngừng đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu để cho ra những sản phẩm tối ưu nhất dành cho bà con nông dân.