| Hotline: 0983.970.780

Sitto đưa ra biện pháp giúp hạn chế rụng hoa, rụng trái sầu riêng

Thứ Tư 22/03/2023 , 15:15 (GMT+7)

ĐBSCL Thời kỳ cây ra hoa, đậu trái sầu riêng là thời kỳ cây nhạy cảm nhất, cũng là thời điểm quyết định năng suất và chất lượng nông sản cho cả vụ về sau.

Ở giai đoạn này hiện tượng cây trồng bị rụng hoa, rụng trái non xảy ra rất phổ biến, vì vậy bà con nên chú ý chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, phải bổ sung đủ chất cho cây sầu riêng và xử lý sớm khi có sự biến động bất thường của thời tiết.

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng hoa, rụng trái trên cây sầu riêng?

Thứ nhất, sự rụng hoa giai đoạn 4 ngày sau khi hoa nở do không thụ phấn và thụ tinh, không được thụ phấn chéo tự nhiên hoặc thụ phấn bổ sung. Đặc biệt đối với giống tự bất tương hợp (Self-incompatibility) không được thụ phấn chéo thì khả năng thụ phấn và thụ tinh rất kém, cây trồng bằng hạt không bị hiện tượng này.

Hiện tượng rụng trái non trên cây sầu riêng. Ảnh: LHV.

Hiện tượng rụng trái non trên cây sầu riêng. Ảnh: LHV.

Thứ hai, rụng hoa, rụng trái sinh lý là hiện tượng rụng hoa, rụng trái sinh lý là thường thấy và rất bình thường. Xảy ra là do thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng đặc biệt là dinh dưỡng thiết yếu trung lượng - vi lượng và cạnh tranh dinh dưỡng giữa trái và đọt trong thời gian mang hoa – trái; Bị stress do thiếu hoặc thừa nước và mất cân bằng chất điều hòa sinh trưởng.

Chúng ta cần kiểm soát hiện tượng này ở mức độ phù hợp nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Rụng trái sinh lý thường xảy ra ở 2 đợt:

Đợt thứ nhất: khi trái còn nhỏ, lúc vừa xổ nhị được 1-3 tuần, đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống (Hình 1).

Đợt thứ 2: khi trái ở tuần thứ 6-7 có đường kính trái khoảng 3-5cm tùy vào loại cây trồng, thời điểm trái bắt đầu tạo cơm, đặc trưng là trái rụng không cuống.

Số lượng và tỷ lệ rụng tùy thuộc vào tình trạng của cây. Khi cánh hoa rụng hết báo hiệu quá trình thụ phấn thụ tinh đã hoàn thành, lúc này cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái non. Do cây không thể nuôi dưỡng hết các trái đã đậu nên việc giảm bớt số lượng là vấn đề tất yếu để cây có thể tập trung nuôi dưỡng một số lượng trái nhất định. Lúc này, cây sẽ tự tiết ra một số chất điều hòa sinh trưởng để tạo tầng rời ở cuống trái và trái sẽ rơi ra khỏi cây, đây cũng là thời điểm cây thường thiếu và mất cân bằng dinh dưỡng nhất, dễ mẫn cảm với bệnh nhất. 

Ở giai đoạn này hiện tượng cây trồng bị rụng hoa, rụng trái non xảy ra rất phổ biến, vì vậy bà con nên chú ý chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, phải bổ sung đủ chất cho cây trồng và xử lý sớm khi có sự biến động bất thường của thời tiết. Ảnh: LHV.

Ở giai đoạn này hiện tượng cây trồng bị rụng hoa, rụng trái non xảy ra rất phổ biến, vì vậy bà con nên chú ý chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, phải bổ sung đủ chất cho cây trồng và xử lý sớm khi có sự biến động bất thường của thời tiết. Ảnh: LHV.

Hiện tượng rụng trái sinh lý là nhằm mục đích bảo vệ sức sinh trưởng của cây, khi số lượng trái trên cành quá nhiều vượt sức chịu đựng của cây thì chúng phát sinh cơ chế tự bảo vệ và thích nghi, điều đó được thể hiện ở hiện tượng tự rụng đi một phần trái để duy trì khả năng sinh trưởng, phát triển của cây bình thường. Đồng thời, việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển ngọn và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút, dễ rụng hoa rụng trái.

Thứ ba, rụng hoa, rụng trái do cây bị nhiễm nấm bệnh, gặp điều kiện bất thuận từ thời tiết. Nếu gặp thời tiết không thuận lợi, chăm sóc dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối dẫn đến chất lượng hạt phấn không tốt, sức sống hạt phấn kém do sự xuất hiện nhiều hoa dị hình làm cản trở quá trình thụ phấn thụ tinh. 

Khi quan sát thấy trái rụng ở phần tiếp giáp giữa đài hoa và núm trái thì có thể xem hiện tượng này là do cây có thể đã bị nhiễm sâu bệnh, gặp điều kiện bất lợi từ thời tiết như nắng nóng hoặc khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước”. Nếu kết hợp mất cân bằng dinh dưỡng thì hiện tượng rụng hoa-trái non diễn ra phức tạp hơn, khó kiểm soát, có thể rụng tới 70-80% số hoa, trái trên cây.

Bộ đôi Amine và Calcium Boron của Công ty Sitto Việt Nam. Ảnh: LHV.

Bộ đôi Amine và Calcium Boron của Công ty Sitto Việt Nam. Ảnh: LHV.

Do đó bà con cần tìm hiểu và phân biệt kỹ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng rụng hoa, rụng trái là rụng do sinh lý tức là từ yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng, mất cân bằng chất điều hòa sinh trưởng và rụng do điều kiện bất thuận từ thời tiết như mưa nắng thất thường gây sốc nhiệt, sốc nước, ít ánh sáng và nấm bệnh tấn công,… để có các biện pháp chăm sóc phù hợp nhất cho cây trồng.

Biện pháp hạn chế hiện tượng rụng hoa, rụng trái

Muốn cây thụ phấn, thụ tinh tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức như: Cần tưới nước thường xuyên theo chu kỳ, cung cấp đủ ẩm cho cây, tưới tiêu thoát nước chủ động. Bón phân gốc đầy đủ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trên lá, hạn chế thiếu dinh dưỡng cục bộ, ngăn chặn tình trạng ra trái cách năm và kiểm soát sâu bệnh tấn công.

Cung cấp Ca – Bo giai đoạn ra hoa đậu trái giúp cây thụ phấn, thụ tinh tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng trái non. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cung cấp Ca – Bo giai đoạn ra hoa đậu trái giúp cây thụ phấn, thụ tinh tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng trái non. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng thời, phun thuốc hỗ trợ cho hoa cần nhất là Bo kết hợp với Canxi giúp hoa thụ phấn tốt và dai cuống hoa, cuống trái. Tuy nhiên, cả Ca và Bo là 2 yếu tố kém di động, tích lũy ở phần già, khi cây cần hoặc thiếu lại không thể chuyển vị đến bộ phận cần và thiếu đó. Do đó cần phải hỗ trợ cung cấp 2 thành phần dinh dưỡng này qua lá vào giai đoạn ra hoa đậu trái và nuôi trái luôn được chú trọng.

Bón phân qua lá là biện pháp khắc phục nhanh nhất tình trạng thiếu Canxi và Bo vì cây hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá nhanh chóng và hiệu quả hơn qua rễ. Cung cấp Ca – Bo giai đoạn ra hoa đậu trái giúp cây thụ phấn, thụ tinh tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng trái non.

Sử dụng bộ đôi Amine và Calcium Boron của Công ty Sitto Việt Nam, liều lượng 1 cặp/phuy 300-400 lít nước, phun vào giai đoạn 1 tuần sau khi xổ nhị. Bộ đôi Amine và Sitto Gum-Boro vào giai đoạn 5-6 tuần sau khi đậu trái, liều lượng 1 cặp/phuy 300-400 lít.

Xem thêm
Phân bón Lâm Thao - giải pháp nông nghiệp xanh cho cây chè

Chuẩn bị cho diễn đàn chuyên đề về chè sắp diễn ra ở tỉnh Phú Thọ tôi lên Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để tìm hiểu thực tế.

Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?