| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp thích ứng cho cây trồng, vật nuôi trong mùa hạn, mặn

Chủ Nhật 05/04/2020 , 10:44 (GMT+7)

2020 là năm ĐBSCL chịu hạn, mặn khốc liệt nhất. Giải pháp nào ứng phó thích ứng để bảo vệ vườn cây và đàn gia súc, vật nuôi?

Cán bộ BVTV nói về hệ thống tưới nhỏ giọt của nhà vườn ở Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Linh.

Cán bộ BVTV nói về hệ thống tưới nhỏ giọt của nhà vườn ở Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Linh.

Khả năng chịu mặn của cây trồng

Gần đây, tại hội thảo bàn về giải pháp quản lý đất canh tác trong điều kiện hạn, mặn ở vùng ĐBSCL, các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ đã đưa ra nhiều tham luận, đóng góp ý kiến giúp nhà nông giảm thiểu tác hại trong sản xuất nông nghiệp.

PGS.TS Lê Vĩnh Thúc, Bộ môn khoa học cây trồng, cho rằng: Nước mặn là nước có chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, K+, HCO3-, SO42- và Cl-. Mặn là một trong các tác nhân làm giảm năng suất cây trồng rất lớn. Mức độ thiệt hại do mặn có mối quan hệ với khả năng chịu mặn của cây.

Đặt vấn đề làm thế nào tăng khả năng hấp thụ nước của cây khi hiện diện của mặn.  

Giảm ảnh hưởng của mặn bằng cách như: Rửa mặn, hạn chế bốc thoát hơi nước, sử dụng các khoáng để bón như canxi, kali và kết hợp các biện pháp trên.

Dẫn chứng về sử dụng nước mặn tưới cho cây trồng, Israel dùng nước mặn cho cây bông vải bằng phương pháp tưới phun (5 dS/m), cải đường (4,4 dS/m) (dS/m là đơn vị đánh giá độ mặn - 1 dS/m tương đương 0,64‰). Ở Mỹ, California nước mặn 3,2 dS/m tưới cho cây trồng theo thời gian, năng suất giảm. Ở Ấn Độ sử dụng nước tưới có nồng độ mặn 2‰ để tưới cho cây trồng.

Theo PGS.TS Lê Vĩnh Thúc, khi sử dụng nước mặn tưới cho cây lưu ý thời gian và cách tưới có ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Sử dụng nước có nồng độ mặn thấp hơn, có hệ thống thoát nước rửa mặn.

Qua thử nghiệm thực tế tưới mặn nồng độ 2‰ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mè, phun Silic duy trì màu xanh của lá mè trong điều kiện mặn, phun Silic 100 ppm có thể giúp cây mè chống chịu mặn.

Cách nào ứng phó trong chăn nuôi

Trong tình hình hạn, mặn đang diễn ra ở ĐBSCL, GS Nguyễn Văn Thu - Khoa Nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ, cho rằng: Hạn, mặn sẽ ảnh hưởng tiêu cực (thường kỳ và bất thường) đến cây trồng và thủy sản và làm gia tăng sự nghèo khó. Trong điều kiện đất đai không được cải thiện sẽ làm giảm hay mất nguồn phụ phẩm, đồng cỏ, thiếu nước ngọt, uống nước nhiễm mặn, suy dinh dưỡng, giảm sức khỏe và gây ra dịch bệnh.

Đối với loại hình chăn nuôi công nghiệp ảnh hưởng ít, nhưng chăn nuôi gia đình quy mô nhỏ thì lớn. Nếu hạn mặn gây ảnh hưởng trầm trọng cần có sự chuyển đổi về các mô hình chăn nuôi để nâng cao khả năng thích ứng.

Chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Linh.

Chăn nuôi bò sữa ở Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Linh.

Trước tiên ảnh hưởng của hạn - mặn trực tiếp đến chăn nuôi gia súc gia cầm (GSGC). Uống nước mặn, đàn vật nuôi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đến vượt ngưỡng chịu đựng, ngộ độc và nghiêm trọng là bệnh về thận.

Sức đề kháng giảm, gây bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả, cúm, E.Coli, phó thương hàn, tụ huyết trùng. Giải độc muối dư thừa bằng cách sử dụng nước mặn, bị ngộ độc muối cao hơn, có thể chết do phá vỡ sự cân bằng anion-cation trong cơ thể.

Về khả năng chịu mặn GSGC: Gà vịt chịu đựng mặn từ 1‰ – 2‰, heo dưới 4‰, trâu, bò và dê dưới 7‰, vịt biển từ 11‰ – 15‰. Gia súc non, đang mang thai và cho sữa chịu mặn kém hơn ở gia súc trưởng thành và gia súc nuôi thịt.

Theo GS Thu, giải pháp chăn nuôi thích ứng hạn mặn, hạn chế mặn, phát triển và dự trữ nước ngọt, cây trồng thích ứng, bảo tồn và tận dụng hệ sinh thái rừng ngập mặn để chăn nuôi (ví dụ: cây bần, mắm, đước, lức…).

Lựa chọn những loài và giống vật nuôi phù hợp với địa phương, thích ứng hạn mặn và dịch bệnh để phát triển và có đầu tư lâu dài (ví dụ: gà, vịt, dê cừu, bò, thỏ, động vật hoang dã). Chọn mô hình chăn nuôi công nghiệp mới (gà, vịt biển, heo, thỏ…), mô hình chăn nuôi kết hợp thông minh (ví dụ: thỏ, tôm và cỏ; dê, cây cỏ chịu mặn và cây ăn trái; bò sữa, bò thịt, lúa và cỏ chịu mặn, tôm cá…) và giảm khí thải.

Đầu tư về nghiên cứu, thử nghiệm và dự án về mô hình chăn nuôi mới, tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi (thức ăn gia súc, đồng cỏ, phụ phẩm trồng trọt) thích ứng hạn mặn và giảm khí thải hiệu ứng nhà kính. 

Ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, cụ thể là hạn hán và xâm nhập mặn về sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Ngành chăn nuôi cũng bị tác động về khó khăn trong phát triển sản xuất, tuy nhiên với những kinh nghiệm phát triển công nghệ về nền Nông Nghiệp Muối (Saline Agriculture) của thế giới và Việt Nam, chúng ta có thể nghiên cứu và phát triển các mô hình chăn nuôi có hiệu quả để thích ứng.

(GS Nguyễn Văn Thu)

    Tags:
Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm