Sáng 22/12, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa diễn ra Hội thảo Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, qua từng thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra và triển khai hàng loạt chủ trương, chính sách dân tộc, góp phần quan trọng tạo nên sự ổn định, phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Vấn đề dân tộc tiếp tục được Đảng xác định có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Điều này được thực hiện nhất quán trong mọi thời kỳ với nguyên tắc, định hướng chiến lược là “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thứ trưởng Lê Minh Hoan:
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, ngoài đầu tư hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần đầu tư nhiều hơn nữa các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Trong các dự án này, cần phải để cho các bạn trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện vai trò Trung tâm. Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với những doanh nghiệp, các nhà nghiêm cứu am tường về văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các chương trình phát triển kinh tế để cùng hỗ trợ triển khai các dự án giảm nghèo bền vững tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong đó, Quốc hội giao Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với khoảng 1,9 triệu người dân tộc thiểu số, nơi có 10 huyện nghèo, hàng trăm xã đặc biệt khó khăn, hàng vạn hộ nghèo; miền Tây các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là những địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái.
Thời gian qua, tại các tỉnh này, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu. được quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, kinh tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng được tăng cường; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.
Tuy nhiên, tại các huyện miền núi, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng cần thống nhất, từ nay đến 2030, chúng ta phải thực hiện cho được 10 nội dung.
Thời gian qua, sự tác động thiên tai, bão lũ khiến rất nhiều vụ sạt lở tại các vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xẩy ra, gây thiệt hại lớn về người và của.
Vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất là giải quyết tình trạng việc thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số. Phải bố trí các khu dân cư đảm bảo an toàn cho tính mạng và của cải người dân.
“Phải đi đến thống nhất huy động mọi nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; phải thực hiện kinh phí công khai, minh bạch. Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay để đồng bào phát triển sản xuất; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện vùng khó khăn này; chăm lo thiết thực, có hiệu quả hơn việc quy hoạch đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao tại các địa bàn này”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị: “Sau hội nghị này, gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, ba tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh – PV) sẽ có chương trình hành động cụ thể, khắc phục những khuyết điểm, những thiếu sót trong công tác dân tộc, miền núi, hướng về cơ sở, chúng ta cùng nói đi đôi với làm, mà làm thật, để đồng bào tin, đồng bào yêu mến và làm theo”.
Tham luận tại hội nghị
Hội thảo đã nghe ý kiến tham luận của Bộ Bộ Lao động thương binh và xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; bộ Kế hoạch và đầu tư... và 3 địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các tham luận đều thể hiện trách nhiệm của các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc phát triển toàn diện kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có vấn đề đáp ứng nguồn vốn đầu tư công trung hạn để giảm nghèo bền vững.