Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện khó khăn (khu vực 2, khu vực 3) thuộc vùng dân tộc và miền núi, có tham gia trồng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ trên đất rừng sản xuất được nhà nước giao khoán đất lâm nghiệp ổn định để trồng rừng theo quy định của Chính phủ về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các BQL rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Cty TNHH MTV nông, lâm nghiệp nhà nước.
Trồng rừng |
Yêu cầu các hộ gia đình cam kết thực hiện đúng quy định Chính phủ, không khai thác cây trồng trước thời gian hoặc cây chưa đạt các tiêu chuẩn quy định của từng loài cây trồng; cam kết chủ động trồng dặm khi có tỷ lệ cây trồng sinh trưởng không đạt yêu cầu; bồi hoàn kinh phí hỗ trợ cây giống khi nghiệm thu không đạt yêu cầu.
Đồng thời, các hộ gia đình phải thực hiện xong đầy đủ các thủ tục lập hồ sơ khoán với đơn vị chủ rừng. Ưu tiên hỗ trợ đủ chi phí cây giống; hỗ trợ một phần chi phí nhân công trồng rừng. Trong đó, chi phí cây giống bố trí đủ trong năm thứ nhất, chi phí nhân công phân kỳ hỗ trợ hàng năm đến hết giai đoạn 1 (thành rừng) theo phương án hỗ trợ trồng rừng sản xuất được thẩm định, phê duyệt. Đặc biệt, khuyến khích hộ gia đình trồng cây bản địa đã và đang trồng rừng có hiệu quả về kinh tế, sinh thái, môi trường, cảnh quang tại các địa phương; áp dụng mô hình trồng rừng tập trung thuần loài cây gỗ lớn; kết hợp lồng ghép các chương trình khuyến nông, dự án hỗ trợ liên quan khác để nâng cao nhận và chất lượng rừng trồng sản xuất, giúp bà con nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững.