| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 16/11/2016 , 06:55 (GMT+7)

06:55 - 16/11/2016

Giật mình với những con số bia rượu

Tại hội thảo “góp ý luật phòng chống tác hại của rượu bia” do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội mới đây, Cục Y tế dự phòng, đã công bố những con số khiến cả xã hội “phát sốt” suốt mấy ngày nay.

Theo đó, thì hiện gần một nửa nam giới trưởng thành của Việt Nam đã uống rượu bia ở mức nguy hại, và tỷ lệ này tăng qua các năm, nhất là ở nam giới.

Nếu năm 2010 chỉ có 25,1% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại, thì đến năm 2015, con số đó đã là 44,2%.

Đặc biệt, nạn uống rượu bia ở lứa tuổi vị thành niên đang tăng với tốc độ phi mã. Kết quả điều tra tại 50 trường học trên cả nước cho thấy: 43,8% học sinh nam từ 12 đến 17 có uống rượu bia, và tỷ lệ này đối với nữ ở cùng độ tuổi là 37,7%.

Thật là những con số đáng giật mình, đáng suy gẫm. Và thông điệp từ những con số trên đã quá rõ ràng: Hành vi uống rượu đang ngày càng trở nên phổ biến ở tuổi thanh niên, tuổi vị thành niên, và tuổi uống rượu, bia đang ngày càng trẻ hóa.

Ai cũng biết, một trong những tác hại nguy hiểm nhất của rượu bia là tàn phá hệ thần kinh của con người, khiến con người mất kiểm soát hành vi, nếu uống rượu bia đến một mức độ nào đó.

Và ai cũng biết, học sinh, thanh niên là lứa tuổi đẹp nhất để học tập và cống hiến, để hiện thực hóa những ước mơ đẹp nhất của đời người.

Thế mà gần một nửa số học sinh, thanh niên trong xã hội, đang uống rượu bia “ở mức nguy hại”, nghĩa là gần một nửa học sinh, thanh niên đang hàng ngày bị rượu bia làm cho mất kiểm soát về hành vi, thì đủ thấy mức độ nguy hại đã lớn, đã khủng khiếp đến thế nào.

Thực tế, đi khắp các làng quê, các khu phố ở bất cứ tỉnh, thành nào, chúng ta cũng có thể gặp không ít những thanh, thiếu niên mặt đỏ bừng bừng, khật khưỡng từ các quán rượu, quán bia bước ra, gây sự, quậy phá hay nhẩy lên xe máy, lên ô tô phóng bạt mạng...

Mỗi năm, có hàng chục ngàn vụ hành hung, gây thương tích, thậm chí gây chết người xẩy ra, có nguồn gốc từ rượu bia, mà số hung thủ là thanh niên, là trẻ vị thành niên chiếm đa số. Mỗi năm, có hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông xẩy ra, có nguồn gốc từ bia, rượu, mà cả người gây tai nạn lẫn những nạn nhân của nó, phần lớn cũng lại là thanh niên hay trẻ vị thành niên.

Nhất là mỗi dịp lễ, tết, phòng cấp cứu của các bệnh viện trên cả nước lại chật cứng người vào cấp cứu vì thương tích do đánh nhau, do tai nạn giao thông, nạn nhân nào mồm cũng sặc sụa mùi rượu. Xem ra, những tổn hại vì tai nạn, vì đánh nhau có nguồn gốc từ bia, rượu cũng không kém gì những tổn thất do tham nhũng.

Đã đến lúc không thể chần chừ được nữa, dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia cần sớm được hoàn thành để đưa trình Quốc hội, nếu không muốn xã hội càng ngày càng nhiều những người say xỉn và què quặt, vì đánh nhau, vì tai nạn giao thông.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm