| Hotline: 0983.970.780

Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi: Đừng vướng vòng luẩn quẩn sửa luật!

Thứ Ba 08/09/2020 , 08:47 (GMT+7)

Luật Thủy lợi mới có hiệu lực, thực tế triển khai chưa gặp vướng mắc về cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi. Thế nhưng, lại có ý kiến đề xuất nên sửa.

Từ khi Luật Thủy lợi có hiệu lực, Thanh tra Bộ NN-PTNT và Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan, ban ngành và địa phương tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm trong hoạt động xả thải vào công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Minh Phúc.

Từ khi Luật Thủy lợi có hiệu lực, Thanh tra Bộ NN-PTNT và Tổng cục Thủy lợi phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan, ban ngành và địa phương tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm trong hoạt động xả thải vào công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Minh Phúc.

Trong quá trình góp ý kiến cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Chính phủ trình Quốc hội phương án chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi, thay thế 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính cấp phép về môi trường.

Luật Thủy lợi “chưa ráo mực” đã tính sửa đổi

Đề xuất trên của Chính phủ đã tạo ra hai luồng ý kiến trái chiều giữa các đại biểu Quốc hội. Bởi nếu thực hiện theo phương án trên, chắc chắn sẽ phải sửa đổi một số Luật liên quan, trong đó có Luật Thủy lợi mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2018.

Theo Bộ NN-PTNT, Luật Thủy lợi quy định ngành NN-PTNT chịu trách nhiệm bảo vệ số lượng nước và chất lượng nước trong công trình thủy lợi để đáp ứng “chuyển đổi từ cơ chế thủy lợi phí sang giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi”. Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là hợp đồng dân sự quy định rõ tiêu chuẩn, số lượng, chất lượng nước.

Nếu giao ngành Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi thì ngành NN-PTNT không có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xả nước thải vào công trình thủy lợi; không thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

Như vậy, việc quản lý nước trong công trình thủy lợi sẽ do hai ngành quản lý, ngành Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về chất lượng nước trong công trình thủy lợi, ngành NN-PTNT chịu trách nhiệm về số lượng nước trong công trình thủy lợi.

Theo Bộ NN-PTNT, việc triển khai cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi hiện hành chưa phát sinh vướng mắc, bất cập. Ảnh: Minh Phúc.

Theo Bộ NN-PTNT, việc triển khai cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của Luật Thủy lợi hiện hành chưa phát sinh vướng mắc, bất cập. Ảnh: Minh Phúc.

Trong khi đó, quan hệ về lượng và chất là quan hệ hữu cơ, nếu chia tách quản lý như vậy là không khoa học, gây chồng chéo, vướng mắc trong thực hiện.

Nhân lực mỏng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sao kham nổi?

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì lực lượng cán bộ làm công tác về môi trường trên dân số là 24 người/1 triệu dân, rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới (Thái Lan có 42 người, Campuchia là 55 người, Malaysia là 100 người, Singgapore là 330 người...).

Như vậy, ngành Tài nguyên và Môi trường không thể có đủ lực lượng để thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi. Dẫn đến làm mất đi mục đích, ý nghĩa của việc cấp giấy phép là công cụ để cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động xả nước thải.

Trong khi đó, công trình thủy lợi là tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, có chủ quản lý, đơn vị khai thác, được vận hành, điều tiết theo quy trình từ đầu mối tới mặt ruộng. Với lực lượng gồm 91 công ty, đơn vị khai thác công trình thủy lợi để quản lý 904 hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn, tổng số cán bộ 25.000 người. Ngoài ra còn khoảng 21.000 tổ chức dùng nước đang quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng.

Lực lượng trên sẽ bảo đảm việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Việc phân công này tại Luật Thủy lợi là khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nước trong các hệ thống thủy lợi. Ảnh: Minh Phúc.

Bởi vậy, Bộ NN-PTNT đề nghị giữ nguyên quy định của Luật Thủy lợi là giao ngành NN-PTNT chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng nước trong công trình thủy lợi, thực hiện cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Hai luồng quan điểm trái chiều trong Quốc hội

Chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường

Tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6 diễn ra mới đây, các đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre); Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) và Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) và Trần Thị Quốc Khánh (TP. Hà Nội) đồng ý với phương án của Chính phủ là chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính cấp phép về môi trường.

Lý do là để góp phần giảm thủ tục hành chính; đảm bảo tính thống nhất, rõ trách nhiệm quản lý cũng như tuân thủ các nguyên tắc về một cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc này. Đồng thời đảm bảo tiếp cận quản lý tổng hợp đối với môi trường...

Giữ nguyên như tinh thần Luật Thủy lợi

Có 4 đại biểu phản đối đề xuất trên của Chính phủ và đề nghị dự thảo Luật Bảo vệ môi trường giữ nội dung này theo quy định của Luật Thủy lợi năm 2018.

Ông Thạch Phước Bình (Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) cho rằng: “Tại Điều 13 của Luật Thủy lợi thì ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng nước trong công trình thủy lợi và người ký hợp đồng là đơn vị khai thác công trình thủy lợi. Trong khi đó, tại dự thảo Luật Bảo vệ môi trường chính quy định sửa điểm d khoản 1 Điều 44 mà không làm rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường nước trong công trình thủy lợi được quy định tại 13 điều của Luật Thủy lợi”.

Theo Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng), trách nhiệm đối với quản lý chất lượng nước không phải chỉ của một bộ, mà kể cả chúng ta có tích hợp giấy phép môi trường vào thì khâu quản lý chất lượng và số lượng nước trong công trình thủy lợi ngành nông nghiệp vẫn phải quản lý.

Như vậy, giải quyết vấn đề này như thế nào, khi mà cơ quan cấp phép môi trường mới có trách nhiệm kiểm tra, giám sát? Vậy thì trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng cũng như là chất lượng phục vụ cho các hợp đồng dân sự thì ai quản?

Đồng quan điểm trên, Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho biết, vẫn phải có giấy phép xả thải vào các công trình thủy lợi. Bởi vì các công trình thủy lợi không chỉ gói gọn trong phạm vi của một tỉnh hay một địa phương.

Thứ hai, cũng không phải các công trình thủy lợi độc lập với nhau, mà công trình thủy lợi thường là đa chiều, vừa là công trình thủy điện, vừa là công trình thủy lợi, vừa dùng nước cho sản xuất, cho sinh hoạt và cho nhiều vấn đề khác.

Do vậy, nếu ô nhiễm môi trường các công trình thủy lợi này thì rất nguy hiểm vì phạm vi rất rộng và ảnh hưởng rất lớn đến hạ du và ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ lưu, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng rất lớn các công trình khác có tác động đến nguồn nước này.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Sơn La duy trì 12 đơn vị cấp huyện sau sắp xếp

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 – 2025, tỉnh Sơn La giảm được 4 đơn vị cấp xã...

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.