| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa mới cần nâng cao dinh dưỡng và thích nghi với biến đổi khí hậu

Thứ Sáu 31/05/2024 , 13:39 (GMT+7)

Ông Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT IRRI nêu ra 2 hướng phát triển cho công tác nghiên cứu giống lúa là dinh dưỡng và bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch HĐQT IRRI phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch HĐQT IRRI phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại tọa đàm “Kết nối và hợp tác công - tư trong nghiên cứu chọn tạo và thương mại giống lúa” do Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam, Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 31/5, ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đánh giá ngành giống cây trồng của Việt Nam đã có nhiều thành tựu, nhất là giống lúa và đã đưa được những thành tựu này đến với nông dân.

Về chủ đề tọa đàm, ông Cao Đức Phát cho rằng, hợp tác công - tư ở đây không chỉ là một điểm mà là một chuỗi. “Mặc dù đã có những cải tiến, thành tựu chứng minh chuỗi đã vận hành nhưng vẫn còn những điểm vướng mắc mà chúng ta phải tìm cách tháo gỡ, giúp chuỗi thông suốt hơn”, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh.

Theo đó, khi hợp tác mạnh mẽ hơn, chuỗi thông suốt hơn thì các thành tựu khoa học cũng đến sớm hơn, đi vào cuộc sống nhanh hơn, thành công hơn, từ đó tạo ra những động lực để thúc đẩy nghiên cứu.

Như vậy, các đơn vị khoa học công lập cần có sự thay đổi, cập nhật thông tin nhanh hơn, rõ ràng hơn đến với các doanh nghiệp để doanh nghiệp biết phải làm gì. Bên cạnh đó, cần cập nhật xu hướng của thế giới và dù vận hành thế nào cũng phải đúng theo thông lệ quốc tế.

Chủ tịch HĐQT của IRRI nêu ra 2 vấn đề đang tồn tại hiện nay với ngành nông nghiệp, từ đó đặt ra những yêu cầu về định hướng cho hợp tác công - tư trong giai đoạn mới. Thứ nhất, quá trình đô thị và công nghiệp hóa sẽ tạo ra nhiều dân cư đô thị hơn, thu nhập cao hơn nên yêu cầu về chất lượng gạo cao hơn.

Ông Bùi Bá Bổng (ở giữa), Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA), ông Trần Mạnh Báo (bên phải), Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) và ông Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam điều hành diễn đàn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Bùi Bá Bổng (ở giữa), Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA), ông Trần Mạnh Báo (bên phải), Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) và ông Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam điều hành diễn đàn. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài ra, thu nhập của người trồng lúa sẽ kém hấp dẫn, nhiều nơi bỏ vụ, rồi bỏ ruộng. Do đó, thách thức hiện nay là làm sao cho ngành lúa gạo, người trồng lúa có thu nhập cao hơn để tiếp tục trồng lúa.

Vấn đề thứ hai là biến đổi khí hậu. Theo ông Phát, biến đổi khí hậu là có thật và phải làm sao để ngành lúa gạo thích nghi với những biến đổi này. “Làm sao để cây lúa phải đứng vững trên đồng ruộng trong mọi tình huống, có năng suất, có chất lượng và còn phải giảm phát thải”, ông Phát nêu vấn đề. 

Trước những yêu cầu đó, ông Cao Đức Phát đưa ra 2 hướng giải pháp, đó là thay đổi về dinh dưỡng theo yêu cầu của người tiêu dùng và bền vững hơn, giảm phát thải khí nhà kính, ví như giảm thời gian sinh trưởng của cây lúa cũng là giảm phát thải...

Tại IRRI, về yếu tố dinh dưỡng của lúa gạo, tổ chức này đang nghiên cứu các giống lúa chỉnh sửa gen với hàm lượng GI thấp dưới 50, rất phù hợp cho người mắc hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường. “IRRI đã tìm ra được gen quy định tính trạng này và có thể chỉnh sửa để mọi giống lúa đều có GI thấp”, ông Cao Đức Phát nói và cho biết thêm, giá bán lúa này hiện nay là 1.800 USD/tấn, so với hơn 500 USD/tấn của lúa thường.

Bên cạnh GI thấp, lúa có khả năng phòng chống ung thư hoặc hàm lượng protein cao cũng được ông Cao Đức Phát gợi ý cho hướng nghiên cứu.

Hướng thứ hai mà lãnh đạo IRRI nêu ra là nghiên cứu để ngành lúa gạo bền vững hơn như khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu úng và nhiều đặc tính nữa có thể khai thác.

“Khi sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để chọn tạo giống, vấn đề đang được đặt ra là đây có phải là giống biến đổi gen hay không. Cần có những nghiên cứu cụ thể, và khi khẳng định được đây không phải là giống biến đổi gen thì phải đưa thông tin này rộng rãi cho cả trong nước và quốc tế”, ông Cao Đức Phát lưu ý thêm.

Về công nghệ, ông Cao Đức Phát cho biết IRRI đang có 132.000 giống lúa và mới được Google tài trợ hơn 2 triệu USD cho công nghệ AI để mô tả giống lúa.

Theo đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra yêu cầu về giống, AI sẽ lọc và đưa ra những giống có những đặc tính mà doanh nghiệp mong muốn. Với sự vào cuộc của công nghệ, IRRI có quy trình nhân giống, tạo giống nhanh, thay vì 8 năm, chỉ là 2 năm và Việt Nam có thể học hỏi để làm nhanh hơn.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.