| Hotline: 0983.970.780

Gỡ thẻ vàng IUU: Đừng để ngư dân cảm thấy bị bỏ rơi, làm đối phó

Thứ Bảy 24/12/2022 , 20:53 (GMT+7)

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng lực lượng Kiểm ngư cần thay đổi cách tiếp cận khi tuyên truyền về IUU, giúp ngư dân hiểu và loại bỏ tâm lý đối phó.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và nguyên Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc làm việc tại Chi cục Kiểm ngư vùng 1. Ảnh: Tùng Đinh.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và nguyên Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc làm việc tại Chi cục Kiểm ngư vùng 1. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 24/12, trong chuyến công tác tại Hải Phòng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan và nguyên Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc đã đến thăm, chia sẻ và làm việc tại Chi cục Kiểm ngư vùng 1.

Ông Đinh Văn Tráng - Chi cục trưởng Chi cục kiểm ngư vùng 1 cho biết, Chi cục Kiểm ngư Vùng I tiền thân trước kia là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Chi cục được phân công thực thi nhiệm vụ tương đối rộng (từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên - Huế), với chiều dài bờ biển khoảng 763km, diện tích vùng biển 67.203km2.

Năm 2022, Chi cục đã thực hiện và hoàn thành 17 đợt tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển theo kế hoạch với tổng số 19 lượt tàu xuồng Kiểm ngư, 238 ngày thực hiện; qua đó đã huy động 397 lượt công chức, thuyền viên kiểm ngư tham gia có thời gian bám biển trong năm với 224 ngày trên vùng biển được phân công bằng các tàu Kiểm ngư.

Các đoàn tuần tra đã kiểm tra 599 phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ gồm 543 tàu cá Việt Nam và 56 tàu cá Trung Quốc, phát hiện và xử lý 107 tàu cá vi phạm (51 tàu cá Việt Nam và 56 tàu cá Trung Quốc).

Đồng thời đã qa quyết định xử lý vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với 39 trường hợp vi phạm với số tiền nộp phạt 1.633.400.000 đồng.

Ngoài ra, đã lập biên bản vi phạm hành chính, xác minh và củng cố hồ sơ đối với 10 trường hợp vi phạm lỗi nghiêm trọng trong lĩnh vực thuỷ sản trình Tổng cục Thủy sản xử lý theo thẩm quyền.

Đối với tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, các đoàn công tác đã tiến hành tiếp cận, kiểm tra được 56 tàu cá cùng 224 thuyền viên đã xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản (tăng hơn 165% so với năm 2021).

Các đoàn công tác đã tiến hành lập biên bản, cho thuyền trưởng tàu cá nước ngoài điểm chỉ, ký xác nhận vào Tổng đồ vị trí vi phạm, sau đó buộc rời khỏi vùng biển Việt Nam và yêu cầu không tái phạm.

Chia sẻ với Chi cục Kiểm ngư Vùng 1, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, các cán bộ, công nhân viên hãy tạo cảm hứng trong công việc, nếu không có tình yêu nghề thì khó làm việc, cần có tâm huyết với nghề với tài nguyên của đất nước.

Dù thu nhập còn khó khăn nhưng phải hiểu sứ mệnh, trân quý nghề nghiệp của mình, hãy ngồi lại để xác định năm mới có gì mới,… mỗi người phải có cảm xúc tích cực, năng lượng nhưng chưa biết phát huy, nhiều khi rối vì công việc lặp đi lặp lại.

Kiểm ngư và kiểm lâm là hai lĩnh vực vào nghề thì phải dạy về pháp luật ngay, làm nghề gì phải biết về nghề ấy thật rõ.

Đến lúc Nhà nước phải nhìn nhận lại kiểm ngư và lực lượng kiểm ngư sẽ phát triển, Bộ NN-PTNT đang xây dựng văn hóa làm việc các cơ quan, tạo sự đoàn kết, đầu ra của mình là đầu vào người khác.

Đề nghị sắp tới lĩnh vực kiểm ngư cần truyền thông, tuyên truyền, giúp bà con đa dạng hóa nghề nghiệp để có thêm thu nhập. Đừng để người dân tự cảm nghĩ là bị bỏ rơi, người ta sẽ đối phó, phản ứng… Đây là câu chuyện của đất nước, hình ảnh quốc gia, trách nhiệm với quốc tế về giữ gìn hệ sinh thái, tài nguyên biển cho thế hệ mai sau.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT chụp ảnh lưu niệm cùng Chi cục Kiểm ngư Vùng 1. Ảnh: Tùng Đinh.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT chụp ảnh lưu niệm cùng Chi cục Kiểm ngư Vùng 1. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo báo cáo, hiện tại, Chi cục có tổng số 105 người trên tổng số 171 vị trí việc làm, trong đó có 48 công chức, 2 hợp đồng 68 văn phòng, 55 hợp đồng 68 thuyền viên kiểm ngư. Về phương tiện tuần tra, đon vị được giao sử dụng 5 tàu kiểm ngư có công suất từ 1.000CV đến 6.000CV: gồm các tàu Kiểm ngư KN-106, KN-108, KN-168, KN-196 và KN-198) và 2 xuồng Kiểm ngư KN-5890, KN-1112 trang bị cho Trạm Kiểm ngư Bạch Long Vĩ.

Hiện nay, đơn vị vẫn chưa có vị trí neo đậu ổn định cho các tàu Kiểm ngư nhằm đảm bảo tính bí mật, an toàn, chủ động thực hiện nhiệm vụ và chức trách được giao; chưa có phao rùa buộc trú bão cho các tàu Kiểm ngư nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong mùa mưa bão...

Điều kiện, cơ sở hạ tầng hiện tại của đơn vị chưa đáp ứng được cho công tác công tác áp tải, giam giữ, trông coi, bảo vệ, bảo quản các phương tiện, tang vật vi phạm và bàn giao các tàu cá vi phạm mà không ảnh hưởng đến hoạt động theo kế hoạch.

Về chế độ, chính sách, phụ cấp cho thuyền viên kiểm ngư và cán bộ thực thi nhiệm vụ kiểm ngư hiện nay chưa thỏa đáng, các phụ cấp đi biển, phụ cấp trách nhiệm từ năm 2020-2022 đến nay mới được thanh quyết toán.

Bên cạnh đó, quy định hiện hành về vị trí việc làm, chức danh, ngạch thuyền viên kiểm ngư khi tuyển dụng bị bó cứng,... không tạo điều kiện phấn đấu, phát triển đối với từng thuyền viên.

Do đó không những không khuyến khích, động viên sự cống hiến hết mình của đội ngũ công chức, người lao động mà còn gây nên những tâm lý dao động, hoang mang, lo lắng cho đội ngũ thuyền viên. Từ năm năm 2020-2022, đã có 12 thuyền viên và 1 công chức xin nghỉ việc vì những lý do nói trên.

Xem thêm
Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.