| Hotline: 0983.970.780

Gò Vấp: Nới lỏng diện rộng, siết chặt vùng nguy cơ dịch Covid-19

Chủ Nhật 13/06/2021 , 11:55 (GMT+7)

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức, thời gian tới quận Gò Vấp có thể nới lỏng diện rộng, siết chặt có trọng tâm, trọng điểm nơi nguy cơ.

Đoàn công tác của UBND TP.HCM do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM làm việc với UBND quận Gò Vấp. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đoàn công tác của UBND TP.HCM do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM làm việc với UBND quận Gò Vấp. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Chuỗi lây nhiễm điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng coi như được cắt đứt

Sáng 13/6, Đoàn công tác của UBND TP.HCM do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM dẫn đầu đã đi khảo sát về tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại quận Gò Vấp sau hai tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Đỗ Anh Khang, tại điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng, quận Gò Vấp ghi nhận 3 chuỗi lây nhiễm cao nhất tại 3 phường gồm phường 3, phường 14,  phường 15.

Sau thời gian từ ngày 27/5 đến 12/6, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch 2 cấp đã triển khai các biện pháp quyết liệt nhanh chóng truy vết, khoanh vùng, khử khuẩn và dập dịch. Đồng thời, phối hợp Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM truy vết lấy mẫu diện rộng toàn phường 3, 5, 9, 15 và một số khu phố của các phường còn lại. Kích hoạt hệ thống Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 2 cấp và UBND 16 phường cùng các lực lượng trong hệ thống chính trị địa phương tham gia phòng chống dịch Covid-19.

Theo ông Khang, sau hai tuần giãn cách theo Chỉ thị 16, tỷ lệ nhiễm F0 trung bình từ 5-10ca/ngày và số ca mắc Covid-19 giảm dần. "Đa số F0 đều từ chuỗi lây nhiễm của điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng và từ số F1 đã đã được cách ly tập trung theo quy định", ông Đỗ Anh Khang cho hay.

Ông Khang đề xuất, TP.HCM quan tâm sớm tổ chức tiêm vacxin phòng Covid-19 cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ quận, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19 trên địa bàn để yên tâm thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, TP.HCM xem xét, hỗ trợ kinh phí cho quận Gò Vấp kịp thời chăm lo cho các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và động viên lực lượng phòng, chống dịch.

"Do các yếu tố thuận lợi, dịch đã bùng phát mạnh những ngày đầu, cao điểm ghi nhận 10 ca bệnh/ngày trong cộng đồng. Nhưng sau hai tuần giãn cách theo Chỉ thị 16, phần lớn số ca mới phát hiện chủ yếu trong khu cách ly, phong tỏa", ông Khang cho biết.

Đường Nguyễn Thái Sơn, phường 13, quận Gò Vấp vắng vẻ hơn trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đường Nguyễn Thái Sơn, phường 13, quận Gò Vấp vắng vẻ hơn trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp cho biết, điểm lại các chuỗi lây nhiễm tại quận Gò Vấp xuất phát từ ổ dịch điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng. Tuy nhiên, từ 3/6 trở đi, Gò Vấp phát hiện thêm một số F0 "lang thang" qua khám sàng lọc tại bệnh viện.

"Chúng tôi lo lắng là có chuỗi lây nhiễm F0 qua khám sàng lọc đang tồn tại ở cộng đồng và đang khoanh vùng xử lý để kiểm soát. Còn chuỗi lây nhiễm điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục hưng coi như được cắt đứt", ông Hòa nói.

Ông Nguyễn Trung Hòa đánh giá, chuỗi lây nhiễm điểm nhóm Hội thánh truyền giáo đã kết thúc. Tuy nhiên, có thể ngành y tế sẽ phát hiện thêm các ca F0 từ cộng đồng qua khám sàng lọc tại bệnh viện. Trung tâm Y tế quận sẽ tổ chức một điểm khám sàng lọc sốt, ho hàng ngày cho người dân và tổ chức xét nghiệm trọng điểm ở các vùng nguy cơ.

Gò Vấp vẫn có vùng trọng điểm Covid-19

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Kết luận tại cuộc họp, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, đánh giá bức tranh tổng thể sau hai tuần thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với sự nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị từ người dân đến lực lượng tham gia chống dịch, cùng sự tham gia hỗ trợ của lực lượng trên toàn thành phố, quận Gò Vấp đã có nhiều chuyển biến tốt.

Tuy nhiên, vẫn không được chủ quan. Có những ngày số ca tại quận Gò Vấp nhảy vọt, đó là do chu kỳ gây bệnh, phát bệnh. Chính vì vậy, cần phải quản lý chặt những người cách ly tập trung F1, F2. Có nhiều trường hợp qua 2-3 lần xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 thì mới dương tính. "Thời điểm này thường khớp vào chu kỳ lây nhiễm", ông Đức cho hay.

Điều này cho thấy, cần đánh giá một cách toàn diện hơn. Khi các hệ thống y tế thực hiện sàng lọc, kiểm soát được tình hình sẽ hạn chế được sự lây lan dịch bệnh.

"Toàn TP.HCM phát hiện hơn 40 trường hợp sàng lọc từ các bệnh viện trong 2 tuần qua. Do đó, cần quan tâm nguy cơ ở bên ngoài cộng đồng.

Làm càng kỹ thì việc gỡ cách ly, phong tỏa càng sớm. Nếu không làm kỹ thì có thể lây chéo bên trong, xác suất lây nhiễm từ bên ngoài vẫn tồn tại. Càng làm nghiêm, càng siết chặt thì bà con càng sớm được trở lại cuộc sống bình thường.

Gò Vấp đã làm tốt và tình hình cơ bản không còn khác biệt so với tình hình chung toàn TP.HCM. Tuy nhiên, quận Gò Vấp vẫn có vùng trọng điểm, cần siết chặt hơn cách ly, giãn cách", ông Đức nhấn mạnh.

Sắp tới, để phòng chống dịch bệnh, ông Dương Anh Đức đề nghị quận Gò Vấp cần đẩy nhanh tiến độ đi vào hoạt động của khu cách ly 100 giường nhằm chuẩn bị nguồn lực vật chất phục vụ chống dịch, ngoài ra quận cần khảo sát sẵn khu cách ly tại khách sạn có thu phí để đáp ứng ngay khi người dân có nhu cầu...

"Đối với ngành y tế, cần kiểm soát chặt F1 cách ly tập trung để tránh lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, đối với F2 cách ly tại nhà, phát huy vai trò của các Tổ Covid-19 cộng đồng trong việc giám sát, nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định phòng dịch tại nhà như tuân thủ nghiêm biện pháp 5K, không ra ngoài...

Chính quyền cần tập trung thực hiện nguyên tắc "5 tại chỗ", trong đó đẩy mạnh tuyên truyền vận động người thân khi có triệu chứng, có dịch tễ... cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương gần nhất  để xử lý, tránh lây lan ra cộng đồng.

Bởi chúng ta phát hiện càng sớm thì tỷ lệ giảm lây nhiễm càng cao, vận động nhiều hơn nữa ý thức của người dân khai báo y tế, đa số người dân đã làm khá tốt công tác khai báo nhưng vẫn còn một số người không tuân thủ nên mới có tình trạng khai báo nhỏ giọi  gây khó cho công tác truy vết dịch bệnh", ông Dương Anh Đức nói.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

2 người ở Hà Giang bị thương do thiên tai

Mưa lớn kèm gió lốc đêm 4, ngày 5/5 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã khiến 2 người bị thương và 378 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng.