| Hotline: 0983.970.780

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam':

Góp phần khẳng định vị thế hàng Việt

Thứ Sáu 06/05/2022 , 17:18 (GMT+7)

TP.HCM Dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thời gian qua, TP.HCM nỗ lực ổn định thị trường, liên kết với các tỉnh, thành, đưa hàng Việt chất lượng, uy tín đến tận tay người tiêu dùng.

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải (áo trắng) tham quan gian hàng trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải (áo trắng) tham quan gian hàng trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đã có chuyển biến ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam

Ngày 6/5, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP.HCM tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" 2021 và triển khai chương trình hoạt động năm 2022.

Báo cáo tại hội nghị, ông Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cho biết, trong năm 2021, TP.HCM bị tác động bởi đợt dịch Covi-19 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn Thành phố trong năm 2021 vẫn hướng đến sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Thành phố đã nỗ lực ổn định thị trường, hoạt động liên kết cùng các tỉnh, thành trên cả nước, đưa hàng Việt chất lượng, uy tín đến tận tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp tuy chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng cũng là dịp phát huy sáng tạo ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong sản xuất, quản trị để thích ứng, rõ nét nhất là khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, chú trọng hơn về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm, dịch vụ trong nước đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, đảm bảo nguồn cung, tạo nội lực cho thị trường nội địa và sẽ tiếp tục vươn xa.

Các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của TP.HCM trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của TP.HCM trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thông qua các hoạt động giao lưu kết nối, xúc tiến thương mại, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp cũng đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp Thành phố nâng cao hơn sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, hướng đến tiêu chí “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam”, góp phẩn thiết thực và hiệu quả cho Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Người tiêu dùng đã từng bước nhận thức đúng đắn hơn khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; tâm lý sính ngoại của một bộ phận người tiêu dùng đã có sự thay đổi, phong cách tiêu dùng mới từng bước được xây dựng; số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn, thậm chí một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.

Các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố cũng đã tăng cường các giải pháp vận động người dân hưởng ứng thực hiện Cuộc vận động thông qua nhiều hoạt động tuyên truyền...

Các chợ đầu mối đã phát huy hiệu quả, làm đầu mối tập hợp và phân bổ phát luồng hàng, điều phối nguồn hàng cho thành phố và các tỉnh xung quanh. Đa số các hệ thống phân phối lớn đều tham gia, liên kết với các doanh nghiệp trong Chương trình bình ổn thị trường. Đồng thời, tích cực tham gia, hưởng ứng tốt Chương trình hành động của Thành phố nhằm thực hiện hiệu quả Cuộc vận động.

UBND TP.HCM đã định hướng, chỉ đạo Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2021, thực hiện hỗ trợ 29.471 khách hàng với số tiền 487.212 tỉ đồng bằng nhiều hình thức như kết nối theo chuyên đề (nông nghiệp, nông thôn); kết nối theo các quận, huyện; đăng ký và giải ngân gói tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chương trình bình ổn thị trường TP.HCM năm 2021-2022 có 80 doanh nghiệp tham gia là những đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, gắn với thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Thành phố đã chủ động phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện, trao đổi thông tin, xác định tiềm năng, thế mạnh, lợi thế của từng địa phương, vùng miền, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh,... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả mở rộng mạng lưới phân phối gắn với thu mua, tiêu thụ sản phẩm, cũng như thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường ngay tại các địa phương. Chương trình đã hỗ trợ việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản gặp khó khăn trong xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ tình hình một số mặt hàng nông sản như khoai lang, vải... gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Hình thành, phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa 

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đánh giá Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP.HCM ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam trên địa bàn TP. Từ đó, góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt Nam với chủng loại đa dạng, chất lượng nâng cao, giá cả hợp lý, chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn TP.

Đồng thời, Cuộc vận động cũng đã tạo hiệu ứng lan tỏa đến các tỉnh, thành trong cả nước, nhất là các địa phương có quan hệ hợp tác thương mại với TP và từng bước mở rộng xuất khẩu.

Theo ông Hải, bối cảnh năm 2022, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, dịch Covid-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực kéo dài, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ở trong nước, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp; yêu cầu nhiệm vụ cho đầu tư phát triển, phòng chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội rất lớn trong bối cảnh nguồn lực hạn chế.

Sản phẩm trái cây nhãn hiệu Co.op được Saigon Co.op hợp tác với một công ty Hà Lan sản xuất trực tiếp tại các trang trại trái cây sạch từ Đồng bằng Sông Cửu Long đạt chuẩn Global GAP. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Sản phẩm trái cây nhãn hiệu Co.op được Saigon Co.op hợp tác với một công ty Hà Lan sản xuất trực tiếp tại các trang trại trái cây sạch từ Đồng bằng Sông Cửu Long đạt chuẩn Global GAP. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Để việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP.HCM năm 2022 đạt được hiệu quả cao, ông Nguyễn Hồ Hải đề nghị các tổ chức Đảng, các cấp, các ngành từ Thành phố đến cơ sở cần tập trung triển khai, quán triệt và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Trọng tâm tuyên truyền sâu rộng tạo sự thống nhất, tạo chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện Cuộc vận động.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp thuộc Chương trình hành động của thành phố về Cuộc vận động. Tập trung vào các nhóm giải pháp đa dạng, mở rộng hình thức, quy mô xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng, hình thành các liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp phân phối, giữa phân phối và sản xuất, góp phần tăng cường liên kết nội bộ, liên kết vùng để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa có giá trị, ổn định và dẫn đắt thị trường;

Các sở, ngành Thành phố cần đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số;

Triển khai thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp” tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phản ánh các khó khăn vướng mắc nhanh và hiệu quả về các nội dung liên quan thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật, thuế...

Tổ chức giới thiệu các sản phẩm công nghệ mới, các ngành hàng thuộc lĩnh vực sản phẩm chủ lực của thành phố, qua đó thúc đẩy nâng cao giá trị và tiêu chuẩn hàng hóa Việt...

Xem thêm
Đặt, duy trì hoạt động của cân đối chứng tại các chợ, trung tâm thương mại

Đây là một trong những trách nhiệm của tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại theo Nghị định số 55/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hỗ trợ sinh kế và 12.000 vịt giống giúp nông dân thoát nghèo

THANH HÓA Ngày 16/5, tại Thường Xuân, Tập đoàn Mavin phối hợp với tổ chức World Vision trao tặng 12.000 vịt giống trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế giai đoạn 2022 - 2024.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.