| Hotline: 0983.970.780

GRDP nông lâm thủy sản Đồng Nai tăng cao nhất 5 năm qua

Chủ Nhật 08/01/2023 , 15:10 (GMT+7)

Sản xuất nông nghiệp của Đồng Nai đang phục hồi mạnh mẽ, GRDP nông lâm thủy sản tăng cao nhất 5 năm qua, hơn bình quân chung cả nước và vùng Đông Nam Bộ.

Đó là khẳng định của ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tại Hội nghị thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 do Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức.

CHUYỂN ĐỔI LINH HOẠT CƠ CẤU CÂY TRỒNG

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, năm 2022, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức sau đại dịch Covid-19 và những tác động bất ổn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ nông sản của tỉnh Đồng Nai đang phục hồi mạnh mẽ và giữ vững đà tăng trưởng sau đại dịch, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cũng được kiểm soát tốt. Đặc biệt, khi sản phẩm sầu riêng, chuối của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, là cơ hội lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai.

Khi các sản phẩm sầu riêng, chuối của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, là cơ hội lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Ảnh: MS.

Khi các sản phẩm sầu riêng, chuối của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, là cơ hội lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản chủ lực của tỉnh Đồng Nai. Ảnh: MS.

Với nỗ lực của toàn ngành, giá trị sản phẩm trên ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 142 triệu đồng/ha (tăng 4% so với năm 2021). Một số huyện như Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc đã đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý nên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đạt ở mức cao.

Đạt được thành tích ấn tượng trên là do các địa phương trong tỉnh Đồng Nai đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tập trung chuyển đổi linh hoạt hợp lý cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Cụ thể, toàn tỉnh hiện có hơn 12 ngàn ha xoài, sản lượng đạt 88,5 ngàn tấn; có gần 13,4 ngàn ha chuối, sản lượng 112,4 ngàn tấn; gần 10,6 ngàn ha bưởi, sản lượng 51 ngàn tấn; chôm chôm hơn 9,2 ngàn ha, sản lượng 161 ngàn tấn…

Cây trồng trên địa bàn tỉnh có xu hướng chuyển dịch từ cây có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Sở NN-PTNT Đồng Nai cũng đã phối hợp chặt chẽ các ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Đồng Nai đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tập trung chuyển đổi linh hoạt hợp lý cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: MS.

Đồng Nai đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt tập trung chuyển đổi linh hoạt hợp lý cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ảnh: MS.

Về hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, theo hướng công nghiệp, hiện đại, tổng đàn các đối tượng vật nuôi chủ lực tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại (khoảng 90%), khoảng 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín, 11,5% trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa trong chăn nuôi. Khoảng 45% tổng đàn heo, 31% tổng đàn gà của các doanh nghiệp được truy xuất nguồn gốc. Từ 20 - 22% tổng sản lượng gà, heo cung ứng ra thị trường đạt chứng nhận VietGAHP; 84% cơ sở sản xuất chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải…

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cũng cơ bản ổn định, giá các sản phẩm heo, gà và trứng gia cầm có xu hướng tăng và phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra vào tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, góp phần đảm bảo nguồn cung thực phẩm an toàn trước và trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

NHÂN RỘNG NHỮNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ

Đồng Nai tập trung chuyển đổi cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình hay, hiệu quả không ngừng được nhân rộng, nhất là các mô hình nông nghiệp sạch, liên kết nông dân vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ để có đầu ra bền vững, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đồng Nai đang triển khai xây dựng hàng chục mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô lớn, sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao. Ảnh: MS.

Đồng Nai đang triển khai xây dựng hàng chục mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô lớn, sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao. Ảnh: MS.

Ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết: Đến nay, 100% diện tích trồng mới và tái canh trên địa bàn tỉnh đã sử dụng các giống mới, giống có chất lượng cao. Đồng Nai đang triển khai xây dựng 80 mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ với quy mô hơn 1.454 ha cây trồng và gần 24 ngàn vật nuôi. Toàn tỉnh có gần 150 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới.

Theo ông Sỹ, mục tiêu năm 2023, Sở NN-PTNT Đồng Nai sẽ tập trung thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, chú trọng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, nhất là xây dựng thương hiệu sản phẩm tỉnh, vùng, quốc gia. Nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Đẩy mạnh liên kết sản xuất phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chuyển đổi số, công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ.

Đồng Nai tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là đầu tư các dự án chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương có nhiều tiềm năng. Ảnh: MS.

Đồng Nai tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là đầu tư các dự án chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương có nhiều tiềm năng. Ảnh: MS.

Tiếp tục tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, ưu tiên các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong xử lý chất thải, dự án sản xuất giống, dự án nuôi gia cầm đẻ trứng và các dự án đầu tư gắn với sơ chế, chế biến sản phẩm. Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng giảm tỷ trọng đàn heo, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường.

Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là đầu tư các dự án chuỗi liên kết gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương có nhiều tiềm năng.

Đồng Nai trung phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Ảnh: MS.

Đồng Nai trung phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Ảnh: MS.

Luôn thuộc tốp đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, ấn tượng nổi bật của tỉnh Đồng Nai là các địa phương tập trung phát triển sản xuất, không ngừng nâng cao thu nhập cho nông dân. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đạt và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Năm 2022, Đồng Nai đã có thêm 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra.

Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá cao về những kết quả mà ngành nông nghiệp tỉnh đã đạt được trong năm qua. GRDP nông lâm thủy sản tăng 3,86% cao nhất trong 5 năm gần đây, cao hơn bình quân chung cả nước và các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhìn nhận ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh vẫn còn những khó khăn tồn tại. Đó là việc thực hiện mục tiêu đột phá về phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chuyển biến còn chậm, do chưa có quy hoạch về vùng sản xuất hữu cơ, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chưa có các cơ chế chính sách riêng hỗ trợ, quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tài liệu tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ còn hạn chế, chưa phổ biến...

“Những nội dung ngành nông nghiệp Đồng Nai cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới là phải tập trung vào các giải pháp về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là vấn đề quy hoạch vùng trồng xuất khẩu, chuối, bưởi, sầu riêng và một số cây lâu năm khác.

Về mục tiêu xây dựng NTM và NTM nâng cao: Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; nâng cao hiệu quả giữa các ngành và địa phương trong xây dựng NTM, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp…”, ông Nguyễn Văn Phi nhấn mạnh.

Xem thêm
Vượt Philippines, chuối Việt Nam giữ 'ngôi vương' tại thị trường Trung Quốc

Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu đạt 459,94 nghìn tấn, trị giá 189,82 triệu USD.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Lộc Trời bổ nhiệm tân Tổng Giám đốc, mở ra giai đoạn phát triển mới

AN GIANG Ngày 17/10/2024, Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) thông báo về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng giữ chức Tổng Giám đốc từ ngày 16/10/2024.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất