| Hotline: 0983.970.780

GS Trần Đại Nghĩa: Các con cháu phải tự lập, trung thực...

Chủ Nhật 04/03/2018 , 08:01 (GMT+7)

Dù bận trăm công nghìn việc với các trọng trách lớn (Cục trưởng Cục Quân giới, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội 2 khóa…) nhưng trong đời thường ba tôi thực sự là người đàn ông, người cha mẫu mực, nhân hậu, hết lòng yêu thương con cháu, tôn trọng mọi người. 

Ba tôi sống giản dị, tiết kiệm và hòa đồng.
 

Cống hiến hết mình cho Tổ quốc

Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ba tôi rất vui và xúc động ghi vào sổ tay: “Nhiệm vụ của Bác Hồ giao cho tôi và tập thể các nhà khoa học Việt Nam là tham gia về mặt vũ khí và khoa học quân sự trong hai cuộc kháng chiến đã hoàn thành”.

28340158-847217188797943-1414207791-o104620672
Ông bà GS.VS Trần Đại Nghĩa cùng con cháu

Ba tôi nói với mọi người: “Đã hoàn thành nhiệm vụ. Đó là việc lớn nhất của đời người mà tôi đã làm xong”.

Sau đó, ba mẹ tôi mới có dịp trở lại miền Nam, nơi ba tôi được sinh ra và lớn lên, gặp gỡ bà con họ hàng sau gần 40 năm xa cách, thắp nén nhang lên mộ cha mẹ. “Con đã về đây, đã làm theo đúng nguyện ước của ba má khi xưa, đã học hành thành đạt và cống hiến hết mình cho Tổ quốc”.
 

Phải sống trung thực và tự lập

Mẹ tôi quê ở Bắc Ninh, năm 1947 là y tá thuộc Cục Quân giới. Khi gặp ba, mẹ thấy: “Ba có đức tính cần cù, chịu khó, hiền khô như đất, chẳng bao giờ to tiếng với ai, lại rất tôn trọng cá tính người khác, ít nói và suốt ngày đọc sách nghiên cứu. Rất kín đáo, chẳng bao giờ nói về mình cả bởi ông là người khiêm tốn, không thích phô trương…”.

Mẹ tôi kể: “Lễ cưới của ba mẹ tổ chức vào ngày 2/9/1947 tại Bắc Kạn. Đám cưới rất đơn giản, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Bí thư Đảng ủy Cục tuyên bố lý do, anh em chúc mừng rồi uống nước chè. Anh em đòi khao, anh Nghĩa mở ví ra còn 50 đồng tiền tài chính đưa cho anh Hòa ra Bắc Kạn (cách đó 5km) mua một sọt mắc-coọc mang về gọt vỏ mời mỗi người vài miếng.

Sau đó, anh em bí mật góp nhau mỗi người 5 đồng đưa cho chị Hằng cấp dưỡng làm một bữa cơm mời vợ chồng tôi và anh em cùng ăn. Bữa cơm liên hoan đơn sơ, thân mật, vợ chồng tôi luôn ghi nhớ”.

Ba tôi đã từng nói với mẹ tôi: “Đời sống còn khó khăn, cần phải chi tiêu tiết kiệm, khi nào đất nước tiến lên, mọi người sẽ được sung sướng trong đó có chúng ta”. Trong những bữa cơm có gì ăn nấy, ông không bao giờ phàn nàn về những bữa ăn do mẹ tôi hoặc người phục vụ nấu.

Khi tôi và các em tôi còn nhỏ và cho tới lúc trưởng thành, ba thường dạy dỗ chúng tôi: “Nhờ ơn Đảng, Bác Hồ, các con được đảm bảo đời sống, được học hành. Vì vậy, các con phải cố gắng rèn luyện, học hành thật tốt để sau này phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Trong cuộc sống hằng ngày, các con phải sống có đạo đức, kính trên nhường dưới, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, phải sống trung thực và tự lập”.

Với riêng tôi, là con trai trưởng trong nhà, nên ba nhắc tôi phải làm gương cho các em. Khi tôi tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quân sự, ba tôi nói: “Ba rất mừng vì con đã học xong đại học và là một sĩ quan quân đội, do quân đội đào tạo. Vì vậy, ở nơi nào cần và được tổ chức phân công thì con phải chấp hành, ba không can thiệp vào công việc của con. Khi ra làm việc, con phải tiếp tục học tập, phấn đấu và rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất”.

Những lời răn dạy của cha đã theo suốt chúng tôi trong chặng đường đời: “Phải cố gắng học tập, phải sống và làm việc bằng chính khả năng của mình không dựa dẫm vào người khác”. Ba còn dạy: “Khi nào gặp khó khăn, gian khổ, hãy nghĩ đến Bác Hồ, Tổ quốc và nhân dân thì sẽ vượt qua được hết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

Khắc ghi lời răn dạy của cha, kính trọng và tự hào về cha, tất cả anhem chúng tôi hoàn toàn tự hào và tự tin để nói rằng, chúng tôi đã đem theo tất cả những mong ước, dạy bảo của cha vào cuộc sống, trở thành một công dân tốt của quê hương.

Tôi công tác ở Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không Không quân, nay đã nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Hai em Trần Dũng Triệu và Trần Dũng Trình cũng đã tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng). Em Triệu công tác ở Cục Khoa học Công nghệ - Bộ Quốc phòng, nay đã nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Em Trình là Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Truyền thông, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

Nhà khoa học được Bác Hồ đặt tên

Thiếu tướng - GS.VS - Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) tên khai sinh là Phạm Quang Lễ. Ông sinh trong một gia đình nhà giáo, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Năm 1946, từ Paris (Pháp), ông theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước và được đổi tên thành Trần Đại Nghĩa để đảm bảo bí mật.

Đại tá Trần Dũng Trí kể lại: “Tháng 10/1951, mẹ tôi sinh ra tôi và đặt tên là Trần Dũng Trí. Sau này, khi chúng tôi hỏi về việc đặt tên thì mẹ nói: Mẹ nghĩ Bác Hồ đã đặt tên cho ba các con là họ Trần thì các con cũng lấy họ Trần, các cháu cũng lấy họ Trần để nối tiếp sự nghiệp của cha”.

Các em tôi là: Trần Dũng Triệu, Trần Dũng Trình, Trần Dũng Trọng. Các con của tôi và các cháu (con của các em tôi) đều mang họ Trần.

 

(Kiến thức gia đình số 9)

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.