| Hotline: 0983.970.780

GS. Vũ Trọng Hồng: Dùng lu chống ngập ở TP. HCM là bất khả thi

Thứ Bảy 13/07/2019 , 12:19 (GMT+7)

Giáo sư Vũ Trọng Hồng cho biết, Hà Nội từng định xây "một chiếc lu khổng lồ" ở chợ Hàng Da để chống ngập nhưng không làm được.

Tại phiên thảo luận về chống ngập tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP HCM khóa IX, chiều 12/7, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM, đã đề xuất sáng kiến nên trang bị lu cho người dân để chống ngập. Sáng kiến của bà Xuân lập tức gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. 

GS. Vũ Trọng Hồng: Dùng lu chống ngập chỉ phù hợp với một vài hộ gia đình ở những nơi vắng vẻ.

GS Hồng phân tích, phải nhớ rằng, thứ nhất, TP HCM ngập không phải chỉ nước mưa, nước thải dân sinh mà cái chính là triều cường, nên phương án đầu tiên, bắt buộc để chống ngập là phải ngăn được triều cường. 

Trao đổi với NNVN, Giáo sư Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng ý tưởng này chỉ phù hợp với một vài hộ gia đình ở những nơi vắng vẻ, hẻo lánh, lượng mưa không lớn và chỉ không may bị ngập.

Về vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã có thiết kế và TP HCM đã chấp nhận để xây dựng các cửa cống ngăn triều lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bởi, chúng ta đều biết, nếu không có các cửa cống thì việc dùng lu hay dùng máy bơm như các ý tưởng khác đều không thể chống ngập cho TP HCM được.

Thứ hai, phải tìm đường đi cho nước mưa. Sở dĩ nhiều hộ dân bị ngập là do đường tiêu nước bị bịt. Trước đây TP HCM phải dùng cả quận 2 để tiêu nước của thành phố vào sông Sài Gòn. Bây giờ đô thị bịt hết các đường đi của nước ở quận 2 rồi, không có cách nào tiêu được. Vấn đề này không chỉ riêng TP HCM mà ở các đô thị lớn đều gặp phải là ngập úng do không có đường thoát nước. Giống như ở Hà Đông (Hà Nội), quá trình đô thị hóa khiến nhiều hộ dân cứ mưa là không về được nhà mình.

Nỗi lo ngập lớn nhất ở TP HCM là triều cường. Ảnh: Phúc Lập

TP Hà Nội từng có ý tưởng xây dựng hồ điều tiết ngầm chứa 2.000m3 nước ở khu vực chợ Hàng Da nhưng không làm được. Bởi vì lượng mưa hiện nay rất phức tạp, khó dự đoán, hay xẩy ra tình trạng mưa cục bộ, không dự báo được. Đấy là hiện tượng lạ. Chỗ này mưa chỗ kia không mưa. Bỏ ra mấy trăm tỷ nhưng làm xong mà không tiêu được thì chết dở. Tự nhiên rước nước vào nhà. Các lu chứa nước không thoát được sẽ trở thành nơi loăng quăng, bọ gậy phát triển, tiềm ẩn dịch bệnh sốt xuất huyết. Tai hại hơn, các lu, bể chứa sẽ làm hệ thống nhà cửa xung quanh bị lún, tai hại lắm.

Sau khi bàn bạc, có 2 yếu tố, có tiêu nước được không, có dự báo lượng mưa được không? Do không trả lời được 2 câu hỏi đó cho nên Hà Nội chỉ có phương án tốt nhất là tiêu qua các đường cống, phương án lu, công ty thoát nước không dám làm.

TP HCM cũng phải như vậy. Nếu sử dụng lu thì có dự báo được lượng mưa không? Đến khi mưa xuống mà không dự báo được thì những chiếc lu chứa nước lại trở thành vấn nạn, sẽ ngập úng ở chính ngay chỗ đấy. Đáng lẽ nước chảy đi thì anh lại chứa vào, đến lúc ứ lên thì lại ngập càng phức tạp hơn. Cho nên, theo tôi, phương án dùng lu để tiêu nước cục bộ ở TP HCM là không khả thi.

Trên thế giới có nhiều thành phố sử dụng hình thức xây dựng bể chứa thoát nước, nôm na là sử dụng những chiếc lu khổng lồ đấy, ví dụ Tokyo (Nhật Bản), nhưng những thành phố đấy không phải là TP HCM. Họ ở trên cao và mưa của họ không phải là mưa nhiệt đới như ở mình.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm