| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đầu tư khoảng 92.680 tỷ đồng cho nông thôn từ nay đến 2025

Thứ Tư 07/04/2021 , 09:30 (GMT+7)

Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho nông thôn Hà Nội trong 5 năm tới là 92.680 tỷ đồng, tăng khoảng 15%. Trong đó, ngân sách nhà nước là 83.700 tỷ đồng.

Sản phẩm tinh hoa của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, quận Ba Đình tại lễ hội văn hóa dân gian đương đại năm 2020. Ảnh: QT

Sản phẩm tinh hoa của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, quận Ba Đình tại lễ hội văn hóa dân gian đương đại năm 2020. Ảnh: QT

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”.

Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn Hà Nội trong 5 năm tới là 92.680 tỷ đồng (tăng khoảng 15% so với giai đoạn trước). Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư là 83.700 tỷ đồng, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách là 8.980 tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư theo phân cấp: Ngân sách thành phố hỗ trợ ngân sách huyện đầu tư xây dựng nông thôn mới ở các xã theo nguyên tắc: Tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư hạ tầng thiết yếu, các chương trình, dự án khuyến khích phát triển nông nghiệp; ưu tiên hỗ trợ các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xã dân tộc miền núi. Ngân sách cấp huyện đầu tư cho các công trình, dự án cấp huyện quản lý, hỗ trợ có mục tiêu cho các xã xây dựng hạ tầng nông thôn...

Theo Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, đến nay thành phố Hà Nội đã có 7 đơn vị cấp huyện; 367/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thành phố Hà Nội phấn đấu đến tháng 6/2021 sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 100% số xã.

Năm 2021, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tiếp tục tham mưu Thành ủy, UBND thành phố và Sở NN-PTNT Hà Nội triển khai Chương trình số 04-CTr/TU; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ NN-PTNT trình Chính phủ công nhận 3 huyện: Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới; tiếp tục tổ chức đánh giá, thẩm định các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn.

Gian trưng bày sản phẩm sơn mài làng Hạ Thái, huyện Thường Tín thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm tại triển lãm làng nghề thủ đô năm 2020. Ảnh: QT

Gian trưng bày sản phẩm sơn mài làng Hạ Thái, huyện Thường Tín thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm tại triển lãm làng nghề thủ đô năm 2020. Ảnh: QT

Trước đó, trong năm 2020, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020 và Ban chỉ đạo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) thành phố Hà Nội và Sở NN-PTNT thành phố đạt nhiều kết quả.

Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, đến nay, Hà Nội đã có 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 367/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... Đến hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố đạt 55 triệu đồng/người/năm, vượt 6 triệu đồng so với mục tiêu đề ra; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,37%.

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn thành phố đã có 1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP chưa bắt kịp xu thế người tiêu dùng

ĐBSCL Giữa chủ thể OCOP và các đơn vị thương mại, siêu thị đã có buổi trao đổi về năng lực cung cầu, kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL.