| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất

Thứ Tư 18/08/2021 , 16:01 (GMT+7)

Việc Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhãn đặc sản như nhãn chín muộn Quốc Oai, nhãn miền Gia Lâm...

Sở Công thương đề nghị các đơn vị đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Sở Công thương đề nghị các đơn vị đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội. Ảnh: NNVN.

Ngày 17/8, Sở Công thương Hà Nội đã gửi văn bản số 3658/SCT-QLTM gửi Liên đoàn lao động TP. Hà Nội; Các tổ chức chính trị xã hội thuộc Thành phố; Công đoàn các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan Thành phố; Các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm trên địa bàn Thành phố về việc hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội.

Thời gian vừa qua, việc TP. Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021; Công điện số 18/CĐ-UBND ngày 6/8/2021 của UBND Thành phố đã làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông sản đến thời điểm thu hoạch tại các vùng sản xuất Hà Nội, trong đó có sản phẩm nhãn đặc sản như nhãn chín muộn Quốc Oai, nhãn miền Gia Lâm...

Đây đều là những sản phẩm có chất lượng tốt, sản lượng lớn rất cần tiếp tục tổ chức kết nối tiêu thụ trong thời điểm hiện nay.

Để chung tay góp phần hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhãn đặc sản tại các vùng sản xuất Hà Nội, giúp bà con nông dân bớt khó khăn, tiêu thụ được sản phẩm đến thời điểm thu hoạch từ nay đến hết tháng 8/2021, Sở Công Thương rất mong các đơn vị hỗ trợ, triển khai “Chương trình hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội”.

Cụ thể Sở Công thương đề nghị Liên đoàn lao động Thành phố chỉ đạo và triển khai đến Liên đoàn lao động các quận nội thành biết về ý nghĩa của Chương trình hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội để vận động, triển khai đến các công đoàn cơ sở liên hệ, mua sản phẩm của các đầu mối cung cấp nhãn.

Cùng với đó, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các tổ chức chính trị xã hội thuộc Thành phố như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Liên minh Hợp tác xã... triển khai đến các cấp hội, đoàn thể chung tay hỗ trợ tiêu thụ nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội.

Sở cũng đề nghị Công đoàn các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan thành phố Hà Nội triển khai công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhãn tại các vùng sản xuất Hà Nội, làm đầu mối thông báo Chương trình đến cán bộ, công chức, người lao động trực thuộc đơn thực hiện Chương trình, tổng hợp và kết nối, tích cực đặt mua nhãn (số lượng cao nhất) với các đơn vị cung ứng thực hiện Chương trình.

Song song, các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm giao bộ phận thu mua tiếp tục tăng cường liên hệ, đăng ký tiêu thụ sản phẩm nhãn, đưa về tiêu thụ qua các kênh phân phối của đơn vị, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong thời điểm thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố.

Sản phẩm nhãn Hà Nội có chất lượng tốt, sản lượng lớn rất cần tiếp tục tổ chức kết nối tiêu thụ trong thời điểm hiện nay.

Sản phẩm nhãn Hà Nội có chất lượng tốt, sản lượng lớn rất cần tiếp tục tổ chức kết nối tiêu thụ trong thời điểm hiện nay.

Được biết sản phẩm nhãn chín muộn tại huyện Quốc Oai do HTX Nông nghiệp Đại Thành cung ứng. Mặt hàng này có 2 loại với giá bán dự kiến loại 1 là 20.000 đồng/kg, loại 2 là 15.000 đồng/kg (giá đến tay người nhận).

Nhãn miền tại Gia Lâm do HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Trâu Quỳ cung ứng với giá dự kiến đến tay người nhận là 14.000 đồng/kg.

Nhãn tròn Hoài Đức do HTX Nông nghiệp Đông Lao (xã Đông La, Hoài Đức) cung ứng giá dự kiến đến tay người nhận là 13.000 đồng/kg.

3 loại nhãn trên đều được chứng nhận VietGap, với khoảng 60 – 70 quả/kg.

Thời gian vừa qua, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh việc livestream bán hàng nông sản, OCOP để tránh lây dịch bệnh. Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội đã đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm và sản phẩm OCOP trên địa bàn.

Cụ thể, các đơn vị sản xuất cần tăng cường kết nối với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, ứng dụng công nghệ thông tin để bán hàng online, livestream.

Các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh hình thức bán hàng truyền thống cũng cần tăng cường hình thức bán hàng online, livestream, bố trí đội ngũ shipper chuyên nghiệp đáp ứng khuyến cáo 5K… Liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem truy xuất nguồn gốc, sản phẩm OCOP để đảm bảo nguồn hàng đảm bảo cung cấp ổn định.

Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã cần phải tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các điểm bán hàng trên các phương tiện truyền thông tại địa phương để phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả và vẫn đảm bảo hàng hóa lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND của Thành phố.

Tuyên truyền cho người dân biết đến các điểm bán hàng truyền thống và các đơn vị bán hàng online, livestream qua trang thương mại điện tử như Facebook và Fanpage, App Store, Google play, Zalo...

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Uông Bí tiếp nhận gần 4.000 đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

QUẢNG NINH Sau cơn bão số 3, các hộ dân và các công ty lâm nghiệp đang tích cực thực hiện tận thu, dọn dẹp phòng chống cháy rừng, chuẩn bị hiện trường trồng rừng vụ mới.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.