| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh ra lệnh di dời 10.928 hộ dân hoàn thành trước 17h ngày 14/9

Thứ Năm 14/09/2017 , 12:07 (GMT+7)

Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trước khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền, tỉnh Hà Tĩnh (vùng được dự báo tâm bão đi qua – PV) đã ra lệnh sơ tán 10.928 hộ/47.400 người thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố đến nơi an toàn.

Đại tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, chỉ đạo cán bộ chiến sỹ giúp dân neo đậu tàu thuyền tại cảng Cửa Sót – Lộc Hà

Cụ thể gồm: Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh sẽ sơ tán 3.126 người; Cẩm Xuyên 3.383 người; Lộc Hà 10.700 người; Nghi Xuân 10.986 người; Thạch Hà 3.778 người; TP Hà Tĩnh 704 người; KKT Vũng Áng 11.810 người và thị xã Kỳ Anh 2.913 người. 

Để hoàn thành việc di dời theo đúng chỉ đạo (trước 17h ngày 14/9), các địa phương đang cấp tập huy động lực lượng, chuẩn bị phương tiện đồng loạt thực hiện nhiệm vụ trước khi trời bắt đầu có gió. Ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Kỳ Anh cho biết, hiện tại đã có 45 hộ dân nằm ở vùng xung yếu ven sông suối được di dời đến nơi an toàn. Theo tính toán, nếu bão giật cấp 12 đổ bộ thì huyện sẽ có hơn 1.000 hộ dân ở 21/21 xã phải di dời, chủ yếu là các hộ nằm ở vùng thấp trũng, nhà không đảm bảo an toàn.

“Có 2 phương án đưa ra, một là di dời tại chỗ từ nhà yếu sang nhà cứng; hai là di dời lên nhà cao tầng, trường học, trụ sở xã. Nhiệm vụ này huyện sẽ tiến hành trong chiều và tối nay”, ông Trọng nói...

Tại huyện Cẩm Xuyên sẽ có 1.161 hộ thuộc các xã ven biển như Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh, Cẩm Hòa, Cẩm Dương phải di dời đến nơi an toàn. Công tác chuẩn bị cho di dời đã cơ bản hoàn tất, hiện lãnh đạo huyện, xã, thôn xóm đang tập trung hướng dẫn, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa. Ngoài ra, huy động lực lượng ứng trực 24/24h tại các hồ chứa nước để chủ động điều tiết khi có mưa lớn xảy ra. Hiện hồ Kẻ Gỗ và sông Rác đã thực hiện xả lũ từ 4h chiều ngày 13/9 với lưu lượng 50m3/s/hồ.

Lộc Hà là một trong ba huyện có số khẩu phải di dời tránh bão lớn nhất toàn tỉnh nên cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã đang dốc toàn lực hỗ trợ người dân neo đậu tàu thuyền, di dời đến khu vực an toàn. Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Văn Nhàn thông tin với NNVN, đến thời điểm này đã có 345 tàu thuyền neo đậu vào cảng Cửa Sót; 2 tàu với 13 lao động tránh trú ở đảo Cát Bà; còn 11 tàu với 68 lao động đã nắm được thông tin đường đi của bão đang trên đường di chuyển vào bờ, dự kiến 17h chiều nay cập bến Cửa Sót.

Đối với huyện Nghi Xuân, hiện 800 chiếc tàu thuyền đã vào bờ neo đậu; còn 3 chiếc đánh bắt xa bờ đang trên đường về âu tránh trú bão. Công tác di dời dân, sẽ bắt đầu từ 12h trưa nay và dự kiến hoàn tất trước buổi tối cùng ngày. Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện cho hay, số dân phải di dời chủ yếu ở các xã Xuân Hội, Cương Gián, Xuân Giang; một số hộ vùng ngập úng thuộc xã Xuân Viên; vùng có nguy cơ sạt lở của xã Xuân Lam, Xuân Hồng...

Một số hình ảnh PV ghi nhận công tác phòng chống bão tại Hà Tĩnh:




Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh hỗ trợ người dân Lộc Hà neo đậu tàu thuyền
Ngư dân thu hoạch những mẻ sò cuối cùng trước khi bão vào

Người dân chẳng chồng ki ốt, di dời đến nơi an toàn
Đại tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh: Từ ngày hôm qua 100% quân số BĐBP được lệnh thường trực, đến các xã ven biển giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền và chằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn. Đối với khu vực miền núi, đồng bằng, các chiến sỹ tập trung ở vùng trọng điểm có nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất sẵn sàng nhân lực, phương tiện ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

 

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.