| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Tắm giặt, ăn uống bằng nước ruộng

Thứ Ba 02/07/2019 , 07:01 (GMT+7)

Người khoan thêm giếng, kẻ xách can đi xin, thậm chí có những hộ dùng chung nước ruộng với trâu bò… là những hệ lụy cơn đại hạn đã gây ra cho người dân Hà Tĩnh hơn một tháng nay.

Sáng 1/7, chúng tôi có mặt tại xóm 11 xã Hà Linh - một trong những địa phương có nhiều hộ dân “khát” nước sinh hoạt nhất của huyện Hương Khê. Theo thông tin từ cán bộ nông nghiệp xã cung cấp, tính đến thời điểm này gần 700 giếng nước/1.650 hộ dân trên địa bàn xã đã cạn trơ đáy.

Ngôi nhà ngói hai gian của gia đình bà Nguyễn Thị Tứ (59 tuổi), ông Hồ Sỹ Hiền (56 tuổi) nằm lọt thỏm giữa vườn cây ăn quả héo hon vì nắng hạn. Trước sân, giếng nước của gia đình treo máy bơm, đậy nắp kín bưng đã 2 tháng nay.

Hố nước gia đình bà Nguyễn Thị Tứ đào giữa ruộng.

Bà Tứ than: “Chúng tôi mệt mỏi lắm. Hàng ngày nước uống phải đi mua, nước nấu ăn thì đi xin những hộ giếng chưa cạn, còn tắm giặt phải bơm từ ruộng lên. Thậm chí có những hôm không xin được nước giếng phải ăn uống luôn nước ruộng”.

Ban đầu chúng tôi không tin nhưng khi mục sở thị hố nước đào ngay giữa ruộng mới thực sự thấm hết nỗi khổ của người dân vì đại hạn. Hố nước bất đắc dĩ của bà Tứ đục ngầu, nổi váng vàng như mỡ, được khoanh lại bằng mấy cây tre và một miếng ván. Ngay bên cạnh “nhà tắm” có một không hai cũng được dựng lên để bà Tứ và cô con gái út mới từ miền Nam về chăm bố bị ung thư tắm rửa, giặt giũ.

“Việc sử dụng nước ruộng, không đảm bảo vệ sinh trước mắt không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng về lâu dài tôi biết chắc chắn sẽ gây ra không ít bệnh tật”, bà Tứ nói.

Bà Tứ phải dùng nước ruộng chỉ dành cho trâu bò uống để sinh hoạt vì hạn hán

Hoàn cảnh gia đình bà Tứ thực sự khó khăn, lâu nay hai ông bà sống dựa vào 1 triệu đồng tiền trợ cấp chất độc da cam của ông Hiền và 20 gốc cam, bưởi trong vườn. Thế nhưng, mới đây ông Hiền không may mắc bệnh hiểm nghèo, phải điều trị lâu dài nên bao nhiêu tiền của dành dụm được bà dồn hết chữa bệnh cho ông. Đang lúc khó khăn túng quẫn thì mấy chục gốc bưởi vì đại hạn dài ngày, không có nước tưới quả héo quắt rồi rụng, thất thu.

Giếng của 50 hộ dân xóm 12 xã Hà Linh cũng không còn một giọt, bà con sống trong cảnh “sống dở, chết dở” vì thiếu nước.

Chị Nguyễn Thị Xoan thở dài: “Gần một tháng nay gia đình tôi phải đi gần 1km mua nước uống, xin nước ăn của hàng xóm. Còn nước tắm giặt phải ra sông Ngàn Sâu sử dụng tập thể”. Chị Xoan bảo, nước sông Ngàn Sâu thời điểm này cũng gần cạn kiệt, ô nhiễm.

Chị Xoan đi xin từng can nước về nấu ăn dè xẻn.

Phó bí thư Chi bộ xóm 12 Nguyễn Văn Nho thông tin, hơn chục hộ trong xóm sau khi nước giếng đào cạn kiệt đã bỏ ra cả chục triệu đồng thuê người về khoan nhiều khu vực trong vườn với chiều sâu 50 - 60m nhưng vẫn không tìm được nước. Một số khác đào sâu 80m có nước nhưng lại không thể sử dụng được do chất lượng nước không đảm bảo, đành phải lấp đất trở lại. Hiện 20 hộ dân trong xóm 12 đang nhận sự chia sẻ ít nước còn lại của giếng hộ anh Nguyễn Văn Cường để sinh hoạt.

Hàng trăm con trâu bò ở xã Hà Linh phải đi 2km ra sông Ngàn Sâu để uống nước.
Báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết, đến thời điểm này toàn tỉnh có hơn 2.440 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, tập trung ở huyện Kỳ Anh (710 hộ); Hương Khê (1.500 hộ) và Hương Sơn (200 hộ). Hạn hán cũng làm 850ha lúa hè thu thiếu nước nghiêm trọng; hơn 1.300ha cây ăn quả có múi; 110ha chè bị hạn, ảnh hưởng đến năng suất; tập trung chủ yếu ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm