| Hotline: 0983.970.780

Hai cuộc đấu không chính thống và chiêu trò để nổi tiếng của Pierre Flores

Thứ Sáu 14/07/2017 , 10:23 (GMT+7)

Người ta nhìn chung khen tinh thần dũng cảm của các võ sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh khi nhận lời giao đấu với Pierre Francois Flores, nhưng vẫn không đánh giá cao các đòn thế của cao thủ phái Vịnh Xuân Nam Anh Flores, bởi theo người nhà võ, đây không phải là các cuộc tỷ thí đúng nghĩa.

 

Các trận giao đấu giữa cao thủ phái Vịnh Xuân Nam Anh Pierre Francois Flores với các võ sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh có một số điểm vô lý, chắc chắn không bao giờ xuất hiện ở các cuộc thượng đài đúng nghĩa.

Mà điểm vô lý lớn nhất trong số đó chính là sự chênh lệch về hạng cân quá lớn giữa các đấu sĩ, tham gia những trận đấu này. 2 võ sư người Việt là Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh có điểm chung là quá nhỏ con (chỉ cao trên 1m60), so với Flores (hơn 1m90), lại nhẹ cân hơn hẳn (chỉ hơn 60kg/người, so với trên 90kg của Flores).

Trên các võ đài chính quy, ở các cuộc đấu chính quy, không bao giờ có sự chênh lệch hạng cân lớn như thế. Nói như nhà vô địch Taekwondo Asiad 1998 Hồ Nhất Thống, thì: “Trong đấu võ, hơn nhau 2 – 3kg đã là chênh lệch lớn, đằng này hơn đến gần 30kg, gần 1/3 trọng lượng cơ thể thì không thể có trận đấu đúng nghĩa được”.

Trận đấu giữa võ sư Đoàn Bảo Châu (trái) và Flores có sự chênh lệch quá lớn về hạng cân
 
Cùng quan điểm với đàn anh Hồ Nhất Thống, “Độc cô cầu bại” của làng Taekwondo Đông Nam Á Nguyễn Văn Hùng bình luận: “Trong đấu võ, dù là môn phái gì, đòn thế gì, sải chân và sải tay dài luôn có lợi thế hơn. Thành ra, võ sư Đoàn Bảo Châu đấu với một đối thủ to lớn hơn hẳn như Flores thì bất lợi là hiển nhiên”.

Vì không đánh giá các trận giao đấu giữa cao thủ phái Vịnh Xuân Nam Anh Flores với các võ sư Việt Nam là những trận đấu chính quy, những cuộc đấu võ thực thụ, nên giới võ thuật trong nước cũng không đánh giá cao các đòn thế của Flores.

Nếu có chi tiết để khen, thì hầu hết mọi người chỉ khen sự dũng cảm của các võ sư Đoàn Bảo Châu hay Trần Lê Hoài Linh, dũng cảm giao đấu với đối thủ to hơn, nặng cân hơn hẳn mình.

Vì quá nhỏ bé, quá chênh lệch về hạng cân, nên các pha ra đòn của võ sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh hầu như không tạo được sức nặng đáng kể cho Flores. Ngược lại, những đòn đánh của Flores về phía võ sư Đoàn Bảo Châu và Trần Lê Hoài Linh đều là những đòn đánh có thể hạ knock-out 2 võ sư cao niên này.

Sự dũng cảm còn nằm ở chỗ, sự chênh lệch về hạng cân có thể dẫn đến sự chênh lệch về đòn đánh, mà người đấu võ thấp bé nhẹ cân hơn hoàn toàn có khả năng dính các chấn thương nghiêm trọng, vì đòn của đối phương, theo hướng không thể lường trước hậu quả, nếu các bên sơ sẩy.

Một số người sau khi chứng kiến các trận giao đấu chênh lệch vừa diễn ta, đã thầm đưa ra nhận định rằng, nếu cao thủ phái Vịnh Xuân Nam Anh Flores giao đấu với các cao thủ đã khẳng định được tên tuổi trong làng võ thuật Việt Nam, kể cả những cao thủ đã giải nghệ cỡ “Độc cô cầu bại” Nguyễn Văn Hùng, hoặc em trai của Văn Hùng là Nguyễn Trọng Cường (các cựu võ sĩ đều cao trên 1m90), thì chưa biết kết quả như thế nào?

Cả 2 nhà vô địch Taekwondo của Việt Nam trong quá khứ là Hồ Nhất Thống và Nguyễn Văn Hùng đều có chung nhận xét, các trận Flores – Đoàn Bảo Châu và Flores – Hoài Linh không phải là những cuộc tỷ thí võ thuật đúng nghĩa.

Vì không phải là những cuộc thượng đài đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn, nên càng không thể đánh giá chất lượng thực sự của Flores, bởi nếu phải đối diện với những VĐV chuyên nghiệp, chuyên thượng đài đấu đối kháng, chuyên tung đòn và nhận đòn, trên những võ đài chính quy, thì tính chất và chất lượng các trận giao đấu, chất lượng các đòn đánh, chắc chắn sẽ khác hẳn.

Thậm chí, nhiều người còn cho rằng những trận đấu không chính thống này là chiêu trò để nổi tiếng của cao thủ Flores. Nhiều chuyên gia võ thuật của Việt Nam còn khẳng định nếu Flores xin phép cơ quan chức năng địa phương để so tài võ thuật, võ thuật Việt không thiếu những người có thể hạ gục cao thủ Vịnh Xuân.


Cận cảnh cú hạ gục võ sư Đoàn Bảo Châu của Pierre Flores

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa làm Chủ tịch Hội văn nghệ Tiền Giang

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa vừa đắc cử Chủ tịch Hội văn nghệ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2024 - 2029, trở thành người trẻ nhất cả nước giữ vị trí lãnh đạo văn nghệ địa phương.

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm