| Hotline: 0983.970.780

Hai nhiệm vụ chính góp phần thay đổi diện mạo huyện Tam Nông

Thứ Ba 24/09/2024 , 04:58 (GMT+7)

Đồng Tháp Chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm OCOP là 2 nhiệm vụ chính, góp phần đáng kể thực hiện các tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Tam Nông.

Đến nay, huyện Tam Nông có 12 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thị trấn và 58 tổ công nghệ số cộng đồng khóm, ấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, huyện Tam Nông có 12 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thị trấn và 58 tổ công nghệ số cộng đồng khóm, ấp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm qua, công tác chuyển đổi số và Chương trình mỗi xã một sản phẩm gọi tắt là OCOP đã được các cấp, các ngành và các địa phương của  huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp triển khai đạt những kết quả tích cực. Từ đó đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và góp phần đáng kể vào tiến trình phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Hiện nông dân huyện Tam Nông mỗi vụ canh tác trên dưới 30 nghìn ha lúa, hàng nghìn ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cùng với nhiều vườn cây ăn trái các loại.

Đến nay toàn huyện Tam Nông đã ứng dụng chuyển đổi số rộng rãi trong canh tác nông nghiệp như lắp đặt được 6 trạm giám sát côn trùng thông minh; phần đông nông dân đều ứng dụng công nghệ số vào sản xuất như hệ thống tưới tiết kiệm nước; sạ lúa giống, bón phân, phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái…

Tại HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình hiện có tổng diện tích canh tác lúa dao động từ 150-200 ha/vụ. Nhờ chủ động thực hiện việc chuyển đổi số nên đã đem lại nhiều tiện ích thiết thực.

Đến nay, huyện Tam Nông có 12 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, thị trấn và 58 tổ công nghệ số cộng đồng khóm, ấp. Toàn huyện có trên 88,65% người dân sử dụng điện thoại thông minh, 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế điện tử. Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối đến 100% cơ quan hành chính đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. 100% xã, thị trấn đã đầu tư nâng cấp băng thông đường truyền đảm bảo điều hành hoạt động của đơn vị…

Không chỉ quan tâm đến công tác chuyển đổi số mà Tam Nông còn chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm OCOP.

Ông Lưu Văn Tiến, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tam Nông cho biết: Riêng năm 2023, có 12 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3- 4 sao. Năm 2024, phấn đấu có 5 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao trở lên. Hiện đã có 22 sản phẩm đăng ký mới, 10 sản phẩm đề nghị công nhận lại của năm 2021, đã nhận được hồ sơ đăng ký tham gia của 12 sản phẩm, Phòng NN-PTNT đã thẩm định và đã gửi công văn đến các xã để hoàn chỉnh bổ sung theo quy định.

Tại HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình hiện có tổng diện tích canh tác lúa dao động từ 150-200 ha/vụ. Nhờ chủ động thực hiện chuyển đổi số đã đem lại nhiều tiện ích thiết thực. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình hiện có tổng diện tích canh tác lúa dao động từ 150-200 ha/vụ. Nhờ chủ động thực hiện chuyển đổi số đã đem lại nhiều tiện ích thiết thực. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2023, cơ sở sản xuất khô cá đồng Phan Chao ở xã Hòa Bình tiếp tục được công nhận thêm 1 sản phẩm đạt OCOP hạng 3 sao và 1 sản phẩm đạt OCOP hạng 4 sao. Tính chung đến nay, cơ sở Phan Chao có 6 sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 1 sản phẩm đạt OCOP hạng 4 sao. Các sản phẩm khô cá đồng và khô tép đồng Phan Chao thơm, ngon và có hương vị riêng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên khách hàng rất ưa chuộng. Từ đó, sản phẩm làm ra không đủ bán.

 Chị Nguyễn Thị Ngoãn, chủ cơ sở sản xuất khô cá đồng Phan Chao vui vẻ chia sẻ: Năm 2023 cơ sở đã đạt được 2 sản phẩm từ 3 - 4 sao. Khi đạt chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao thì tất cả các sản phẩm của cơ sở đều được nâng chất lên, nhiều khách hàng biết đến và sản phẩm bán chạy hơn, góp phần cho xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong thời gian tới, cơ sở sản xuất khô cá đồng Phan Chao sẽ đăng ký thêm 2 sản phẩm mới để đạt được chứng nhận vào cuối năm 2024. Đó là khô cá lóc đồng và khô cá sặc bổi.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa khá dồi dào, cơ sở sản xuất mật ong hoa tràm Mai Huyền ở xã Tân Công Sính có 1 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Bà Huỳnh Thị Mai Huyền, chủ cơ sở sản xuất mật ong hoa tràm Mai Huyền cho biết: Từ khi mật ong hoa tràm đạt chứng nhật OCOP thì số lượng tăng gấp đôi so với trước đây và đặc biệt được nhiều người biết đến nhiều hơn. Sắp tới, cơ sở sẽ nâng sản phẩm lên 4-5 sao và làm thêm một, hai sản phẩm mới để được công nhận OCOP.

Bà Huỳnh Thị Mai Huyền, bên sản phẩm mật ong hoa tràm đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Huỳnh Thị Mai Huyền, bên sản phẩm mật ong hoa tràm đạt OCOP 3 sao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thanh Nam, Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho biết: Chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm OCOP là 2 nhiệm vụ lớn đã góp phần đáng kể thực hiện các tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Toàn huyện Tam Nông đến nay có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới,  trong đó có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. So với năm 2022 số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng 1 xã, nông thôn mới nâng cao tăng 2 xã. Thị trấn Tràm Chim đạt chuẩn đô thị văn minh. Phấn đấu trong năm 2024, huyện sẽ có thêm 2 xã Phú Đức và Hòa Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024

Kiên Giang Từ ngày 28/9 - 2/10, tại TP Rạch Giá sẽ tổ chức 'Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2024' với Chủ đề 'Liên kết cùng phát triển – Kiên Giang 2024'.