| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai trong năm 2021

Thứ Ba 08/06/2021 , 09:58 (GMT+7)

"Đầu tư cho phòng, chống thiên tai phải đủ mạnh, cả về con người, bộ máy, trang thiết bị thì mới có thể khắc phục, chủ động được", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, được đầu tư cơ sở vật chất. Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, được đầu tư cơ sở vật chất. Ảnh: VGP/Đức Tuân.

Dự báo 12 - 14 cơn bão trong năm 2021

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2021, dự báo số lượng bão, áp thấp trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến nước ta có xu hướng tương đương so với trung bình nhiều năm khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khoảng từ 5-7 cơn.

Nửa đầu mùa, từ tháng 6 đến tháng 9, bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sẽ tập trung ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông, có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Vào nửa cuối mùa, từ tháng 9 đến tháng 1 sẽ tập trung ở khu vực giữa và Nam Biển Đông, ảnh hưởng đến khu vực từ Bắc Trung Bộ trở vào phía Nam.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái cho biết hiện nay, do hạn chế về khoa học công nghệ nên Việt Nam chưa dự báo được lũ quét, sạt lở đất mà mới chỉ ở mức độ cảnh báo nguy cơ có khả năng xảy ra lũ quét ở một vùng hoặc một khu vực rộng.

Qua đó, ông Trần Hồng Thái đề xuất ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ cấp bách, lâu dài về lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét lớn.

Ông Trần Hồng Thái đề xuất ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ cấp bách, lâu dài về lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Trần Hồng Thái đề xuất ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ cấp bách, lâu dài về lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, được đầu tư cơ sở vật chất.

Toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã chủ động, tích cực tham gia. Nhờ vậy, chúng ta đã hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong giảm thiểu rủi ro và ứng phó thiên tai. Tuy nhiên, ông Kamal Malhotra cũng cảnh báo, tác động của các thiên tai gần đây cùng với đại dịch Covid-19 đã cho thấy rằng các gia đình và các cộng đồng dễ bị tổn thương, có khả năng tái nghèo cao hơn vì họ có khả năng phục hồi chậm hơn.

Nếu không được giải quyết kịp thời, những mối nguy này có thể gây ra tác động tích lũy nghiêm trọng về lâu dài. Ông Kamal Malhotra cho rằng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc nâng cao khả năng chuẩn bị sẵn sàng và tăng cường năng lực, cải thiện công tác lập kế hoạch và đặc biệt là ở các địa phương sẽ là chìa khóa cho sự thành công của Việt Nam.

Cần đầu tư mạnh cho công tác phòng, chống thiên tai

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vẫn còn một số tồn tại và hạn chế. Cụ thể, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có lúc có nơi chưa được kịp thời, còn lúng túng, bị động, thiếu toàn diện, trách nhiệm chưa cao, chưa rõ ràng. Nguồn lực đầu tư cho phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn là còn thấp.

Trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu những phương tiện chuyên dùng trong các tình huống phức tạp. Công tác khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai còn chậm do thiếu nguồn lực.

Ông Kamal Malhotra, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong giảm thiểu rủi ro và ứng phó thiên tai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Kamal Malhotra, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong giảm thiểu rủi ro và ứng phó thiên tai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đối với nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế, Phó Thủ tướng cho rằng, về khách quan, các loại hình thiên tai diễn ra rất khốc liệt, bất thường trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài và đặc biệt là khó dự báo.

“Do đó, đầu tư cho phòng, chống thiên tai phải đủ mạnh, cả về con người, bộ máy, trang thiết bị thì chúng ta mới có thể khắc phục được, mới chủ động được”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

Về chủ quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa được kiên quyết. Một số nơi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức được tầm quan trọng, tính phức tạp và nguy hiểm của thiên tai. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Vai trò của đoàn thể nhân dân và cộng đồng dân cư, đặc biệt là lực lượng xung kích cơ sở chưa được phát huy đầy đủ.

Về bài học kinh nghiệm, Phó Thủ tướng nêu ra 2 vấn đề. Thứ nhất, công tác dự báo bảo đảm làm sao cho chính xác. Thứ hai, vai trò của người đứng đầu, phải sâu sát, cụ thể, triệt để thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, ở đâu mà người đứng đầu quan tâm tới công tác phòng, chống thiên tai thì ở đó chủ động, thiệt hại được hạn chế được.

Đánh giá tình hình thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, xu thế về biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và phức tạp, nguy cơ xảy ra thiên tai ngày càng gia tăng, bất thường, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng tới sản xuất kinh doanh và tính mạng của người dân.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng đầu tư cho phòng, chống thiên tai phải đủ mạnh, cả về con người, bộ máy, trang thiết bị thì chúng ta mới có thể khắc phục được, mới chủ động được.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng đầu tư cho phòng, chống thiên tai phải đủ mạnh, cả về con người, bộ máy, trang thiết bị thì chúng ta mới có thể khắc phục được, mới chủ động được.

Vì vậy công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới cần phải được quan tâm toàn diện hơn. Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chủ động chuẩn bị kịch bản ứng phó cho tình huống này khi dự báo trong năm 2021, Việt Nam sẽ phải hứng chịu 5-7 cơn bão vào đất liền.

Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý và nhấn mạnh quan điểm, phải quyết tâm thật cao để làm sao hạn chế thấp nhất thiệt hại của thiên tai trong năm 2021. Đặt nhiệm vụ bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân lên hàng đầu, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra và tuyệt đối không được chủ quan.

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.