| Hotline: 0983.970.780

Hàng hóa đủ, sao khắp nơi vẫn xếp hàng trong căng thẳng?

Thứ Năm 15/07/2021 , 16:54 (GMT+7)

TP.HCM Bất chấp khuyến cáo 'đủ hàng' của cơ quan chức năng, ghi nhận của NNVN ngày 15/7, nhiều nơi người dân vẫn 'rồng rắn' xếp hàng dài từ mờ sáng chờ mua thực phẩm.

Xếp hàng "rồng rắn" từ 4h30 sáng

Ghi nhận của PV NNVN, 4h30 sáng, cửa hàng thực phẩm San Hà (đường Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8) đã mở cửa phục vụ khách hàng. Dòng người đổ về đây ngày một đông và xếp hàng dài cả trăm mét. Tới tận 6h sáng, dòng người vẫn cứ dài dằng dặc, ai cũng kiên nhẫn chờ đợi trong căng thẳng.

Ảnh chụp tại cửa hàng San Hà lúc gần 6h sáng ngày 15/7. Ảnh: Thanh Sơn.

Ảnh chụp tại cửa hàng San Hà lúc gần 6h sáng ngày 15/7. Ảnh: Thanh Sơn.

Gần đó, cửa hàng Bách Hóa Xanh dù 6h30 mới mở cửa, nhưng từ sáng sớm đã đông nghẹt người vây quanh. Do quá sốt ruột, một số đã chạy sang dòng người đang xếp hàng để vào San Hà, càng gây nên căng thẳng cho mọi người xung quanh.

Ảnh chụp tại cửa hàng Bách Hóa Xanh lúc gần 6h sáng (chưa mở cửa) ngày 15/7. Ảnh: Thanh Sơn.

Ảnh chụp tại cửa hàng Bách Hóa Xanh lúc gần 6h sáng (chưa mở cửa) ngày 15/7. Ảnh: Thanh Sơn.

Ngay lúc đó, bất ngờ có 1 chiếc xe SH chở 1 thùng tôm tươi đến bán trên lề đường Phạm Thế Hiển, lập tức dòng người ào tới mua, chỉ một lúc sau thùng tôm hết sạch.

Chiếc xe SH chở 1 thùng tôm tươi đến bán trên lề đường (vi phạm quy định), nhưng người dân vẫn ùa vào mua hết sạch. Ảnh: Thanh Sơn.

Chiếc xe SH chở 1 thùng tôm tươi đến bán trên lề đường (vi phạm quy định), nhưng người dân vẫn ùa vào mua hết sạch. Ảnh: Thanh Sơn.

Tương tự, tại nhiều cửa hàng thực phẩm tiện lợi, siêu thị trên đường Bạch Đằng, Lê Quang Định, Phan Văn Trị... từ sáng sớm lượng người mua hàng kéo đến đông nghẹt. Phía trước hầu hết các siêu thị, cửa hàng thực phẩm đều có cảnh người dân xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt vào mua sắm.

Sáng 15/7, tại siêu thị EMart, Quận Gò Vấp, phía trong hàng người xếp dài vài trăm mét, phía ngoài bảo vệ phải điều tiết người vào mua hàng vô cùng vất vả. Ảnh: Minh Sáng.

Sáng 15/7, tại siêu thị EMart, Quận Gò Vấp, phía trong hàng người xếp dài vài trăm mét, phía ngoài bảo vệ phải điều tiết người vào mua hàng vô cùng vất vả. Ảnh: Minh Sáng.

Thậm chí tại một cửa hàng thực phẩm tiện lợi trên đường Nguyễn Văn Nghi, phường 5, quận Gò Vấp còn phải dùng "chiêu" đóng hé cửa, nhân viên bên trong và người mua bên ngoài chỉ giao dịch trao đổi hàng hóa trả tiền qua khe cửa hẹp và không nhìn thấy nhau.

Vì lượng hàng thực phẩm hạn chế nên cửa hàng thực phẩm trên đường Nguyễn Văn Nghi chỉ mở hé cửa giao dịch với khách. Ảnh: Minh Sáng.

Vì lượng hàng thực phẩm hạn chế nên cửa hàng thực phẩm trên đường Nguyễn Văn Nghi chỉ mở hé cửa giao dịch với khách. Ảnh: Minh Sáng.

Ông Hoàng Công Chiến, ở phường 3, quân Gò Vấp than vãn, “Sau cả tuần giãn cách xã hội vì dịch Covid nguồn thức ăn trong gia đình tôi hết sạch, vậy mà khi đi mua thấy tình hình thực phẩm buôn bán quá khó khăn, mọi người cứ nhốn nháo, chen chúc nhau vô cùng nguy hiểm, dễ lây lan dịch bệnh”.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Đẹc, ở phường 5, quận Gò Vấp cũng tâm sự: “Mấy ngày nay tôi thấy giá rau, cá đều mắc hơn những ngày thường. Như hôm qua, giá rau, bông cải quá cao lên tới 60 đến 70 ngàn đồng một kg, tôi chỉ đủ tiền mua mấy loại rau thường như su su, bí đỏ thôi. Hay như hôm này, tôi cũng chỉ mua con cá nhỏ này về kho mặn ăn cả nhà…!”.

Tại Coop Food Bình Hòa chỉ cho vài người vào, sau đó kéo cửa xuống để tránh người vào quá đông, làm lây lan dịch bệnh. Nhiều người phải chờ rất lâu mới tới lượt vào. Ảnh: Minh Sáng.

Tại Coop Food Bình Hòa chỉ cho vài người vào, sau đó kéo cửa xuống để tránh người vào quá đông, làm lây lan dịch bệnh. Nhiều người phải chờ rất lâu mới tới lượt vào. Ảnh: Minh Sáng.

Tại một số cửa hàng tại Phú Nhuận, Bình Thạnh, TP.Thủ Đức, tình hình có cải thiện hơn những hôm trước, dù tình trạng xếp hàng vẫn còn. 

Tại cửa hàng Bách hoá Xanh trên QL13, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, lúc chúng tôi đến, có khoảng chục người đang xếp hàng. Bên trong cũng có chừng hơn chục người khác đang lựa hàng mua, tính tiền. Tại các quầy hàng, nhiều loại thực phẩm như trứng, thực phẩm khô chế biến sẵn, mì gói… đã hết. Một số loại thực phẩm khác như thịt heo, gà, hải sản đông lạnh, củ quả, trái cây… chỉ còn lác đác.

Trưa 15/7, thực phẩm tươi sống tại Bách Hóa Xanh trên QL13 đã hết. Ảnh: Hồng Thủy.

Trưa 15/7, thực phẩm tươi sống tại Bách Hóa Xanh trên QL13 đã hết. Ảnh: Hồng Thủy.

Để tránh tình trạng gom hàng đầu cơ, cửa hàng cũng treo bảng quy định số lượng hàng tối đa mỗi người được mua trong 1 ngày. Riêng mặt hàng trứng, mặc dù lượng nhập về đã tăng gấp 4 lần bình thường, và mỗi người chỉ được mua 1 vỉ/ngày, nhưng thời điểm chúng tôi đến (hơn 11 giờ trưa) đã không còn vỉ trứng nào. Rau cũng chỉ được mua 2kg mỗi loại, nhưng trên kệ chỉ còn lác đác vài loại.

Rau tại Bách Hóa Xanh trên QL13 cũng vơi gần hết, trưa 15/7. Ảnh: Hồng Thủy.

Rau tại Bách Hóa Xanh trên QL13 cũng vơi gần hết, trưa 15/7. Ảnh: Hồng Thủy.

Tại siêu thị MM Food trên đường Kha Vạn Cân, TP.Thủ Đức, một siêu thị khá lớn trong khu vực, lúc chúng tôi đến, khoảng 10 giờ sáng, có chừng 20 người đang xếp hàng. Bên trong siêu thị, hàng hoá khô đóng gói vẫn khá dồi dào, nhưng một số kệ hàng tươi sống cũng đã trống. Chị Lê Thu, quản lý ngành hàng rau củ quả của siêu thị cho biết, ngày hôm qua (14/7) lượng người đổ về siêu thị đông gấp 10 lần bình thường. “Có lẽ hôm qua họ nghe tin đồn đóng cửa toàn thành phố, nên mới đổ xô đi mua. Hôm nay thấy không có gì thay đổi nên mọi người yên tâm hơn”, chị Thu nói.

Thực phẩm đông lạnh tại MM Food trên đường Kha Vạn Cân cũng không còn, trưa 15/7. Ảnh: Hồng Thủy.

Thực phẩm đông lạnh tại MM Food trên đường Kha Vạn Cân cũng không còn, trưa 15/7. Ảnh: Hồng Thủy.

Tại khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, bên trong vắng hoe, cửa đóng im lìm, nhưng ngoài đường, trước mặt chợ, có vài người mang rau, củ quả như măng chua, su su, hành, khoai tây, củ cải, cà rốt… bán ngay lề đường.

Khu vực chợ đầu mối Thủ Đức đóng cửa im lìm. Ảnh: Hồng Thủy.

Khu vực chợ đầu mối Thủ Đức đóng cửa im lìm. Ảnh: Hồng Thủy.

Riêng tại một số đại siêu thị quy mô lớn như EMart, lượng hàng tại đây khá dồi dào. Theo đại diện EMart, việc xếp hàng dài hàng trăm mét trước cửa siêu thị là do người dân đến trung tâm mua sắm phải đo nhiệt độ, khai báo y tế chấp hành theo đúng quy định phòng chống dịch. "Mọi người được hướng dẫn xếp hàng giãn cách để đi vào khu vực mua sắm cho an toàn. Về phía siêu thị vẫn cam kết giữ mức giá bình ổn và lượng hàng đầy đủ cho người dân", vị này nói.

Tại những đại siêu thị lớn như EMart lượng hàng thực phẩm, rau, củ, quả ngày 15/7 được đưa lên khá dồi dào, dù tình trạng xếp hàng dài chờ đợi vẫn diễn ra từ sáng sớm. Ảnh: Minh Sáng. 

Tại những đại siêu thị lớn như EMart lượng hàng thực phẩm, rau, củ, quả ngày 15/7 được đưa lên khá dồi dào, dù tình trạng xếp hàng dài chờ đợi vẫn diễn ra từ sáng sớm. Ảnh: Minh Sáng. 

Trước đó, ngày 14/7, hàng loạt siêu thị, cửa hàng thực phẩm tại TP.HCM xảy ra tình trạng khan hiếm hàng thực phẩm tươi sống do người dân ồ ạt đi mua do lo sợ dịch bệnh kéo dài.

Trước tình hình này, Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho hay, hàng hóa còn rất nhiều và người dân cần sự bình tĩnh để ai cũng mua được thực phẩm. Lượng thịt tươi, trứng, rau củ quả đã thuận lợi để nhập về cho gần 300 các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food tại TP.HCM và tăng hơn 30% lượng hàng so với các ngày trước.

Đồng thời, HTX có thêm lượng dự trữ lớn về gạo, mì, thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, thịt mát, hàng bình ổn giá… đảm bảo cung ứng ra thị trường ổn định. Sau khi các thủ tục vận chuyển được các cơ quan gấp rút khai thông, lượng hàng hóa thiết yếu vận chuyển về các siêu thị cũng đang tăng lên...

Quầy thực phẩm tại Satra Food trên đường Tô Ngọc Vân, Q.Thủ Đức chiều 14/7 gần như hết sạch. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Quầy thực phẩm tại Satra Food trên đường Tô Ngọc Vân, Q.Thủ Đức chiều 14/7 gần như hết sạch. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.