| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt công trình uy hiếp đê hữu Hồng

Thứ Năm 27/12/2018 , 15:05 (GMT+7)

Trên địa bàn huyện Phú Xuyên, có 10 trường hợp để vật liệu xây dựng trái phép ở bãi sông, UBND huyện đã ban hành 10 quyết định xử phạt hành chính, chưa tổ chức cưỡng chế.

Đối với các trường hợp vi phạm khác, mới dừng ở việc có văn bản chỉ đạo, tuy nhiên đến nay các vi phạm vẫn chưa được xử lý.

05-16-00_viphm-3
Nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng đè chân đê hữu Hồng tại khu vực giáp ranh giữa xã Văn Nhân (huyện Phú Xuyên) và Vạn Điểm (huyện Thường Tín)

PV NNVN đã khảo sát thực tế tại tuyến đê hữu Hồng, đoạn qua địa phận xã Văn Nhân và ghi nhận được rất nhiều công trình, bến bãi tập kết vật liệu xây dựng trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động rầm rộ. Xe quá khổ, quá tải có trọng lượng 20 – 30 tấn chạy băng băng trên mặt đê như thách thức với lực lượng chức năng. Thậm chí, cách đây không lâu, một trạm trộn bê tông cực “khủng” của Công ty TNHH Bê tông & xây lắp Petrolimex tại thôn Đề Thám đã được xây dựng ngay sát bờ sông Hồng và đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, ông Dư Anh Hào – Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Phú Xuyên khẳng định: “Công trình này chưa được cấp phép xây dựng”. Người dân thôn Đề Thám liên tục “kêu cứu” lên các cơ quan báo chí, bởi hoạt động của trạm trộn bê tông này không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi mà còn kéo theo hang loạt xe chở bê tông tươi. Ghi nhận thực tế tại đây, nhiều xe bồn chở bê tông tươi có trọng tải lên tới 30 tấn từ trạm trộn này ngang nhiên di chuyển trên mặt đê.

Theo Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều Phú Xuyên: “Đối với tất cả các trường hợp vi phạm hành lang hộ đê, công trình xây dựng trái phép, không phép, Hạt đã phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vi phạm và đề nghị chính quyền các cấp xử lý theo đúng quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, những công trình sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động cho thấy, huyện Phú Xuyên chưa quyết liệt trong đấu tranh với vi phạm đê điều.

Trả lời báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên khẳng định: “Chủ tịch UBND xã, thị trấn và thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ bị xử lý nghiêm nếu có hành vi “bảo kê” các phương tiện quá khổ, quá tải trọng lưu thông trên đê...”.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.