| Hotline: 0983.970.780

Hàng nghìn tỷ đồng được bố trí cho Hải Phòng xây dựng, nâng cấp đê điều

Thứ Hai 11/07/2022 , 19:53 (GMT+7)

Từ năm 2008 đến nay, Hải Phòng được bố trí hơn 2,6 nghìn tỷ đồng để xây dựng, tu bổ nâng cấp hệ thống đê điều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra thực tế hệ thống đê điều tại Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh.

Đoàn công tác Trung ương kiểm tra thực tế hệ thống đê điều tại Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh.

Hải Phòng hiện đang có 24 tuyến đê với tổng chiều dài 417 km, ngoài ra còn 388 cống dưới đê, 118 kè với tổng chiều dài 91km. Trong đó, theo phân cấp có 248km đê cấp 3 và 169km đê cấp 4, 58km đê biển, 128km đê cửa sông và 231km đê sông.

Những năm qua, hệ thống đê điều thành phố được trung ương, địa phương quan tâm đầu tư tu bổ, nâng cấp, từng bước xóa dần trọng điểm đê điều xung yếu. Bằng các nguồn vốn của trung ương và địa phương, toàn thành phố có gần 200 km đê cấp 3, đê cấp 4 được nâng cấp.

Trong đó, tập trung nhiều ở các quận, huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, Dương Kinh, Cát Hải.

Tuy nhiên, do tác động của thiên tai, công trình bị hư hỏng xuống cấp còn khá nhiều., đơn cử, tuyến đê hữu Văn Úc, đoạn từ K2+600- K5+500 đi qua địa bàn xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng hiện trạng cao trình mặt đê chỉ đạt +3,9 m, chiều rộng mặt đê 4,5-5 m chưa bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế, mặt đê chưa được gia cố nên lồi lõm, không bảo đảm an toàn đê điều, khó khăn cho công tác phòng, chống lụt bão và ứng cứu hộ đê khi có sự cố.

Đê chắn sóng ở Đồ Sơn tan tác sau cơn bão. Ảnh: Đinh Mười.

Đê chắn sóng ở Đồ Sơn tan tác sau cơn bão. Ảnh: Đinh Mười.

Hay như tuyến đê biển 1, đoạn qua địa bàn các phường Anh Dũng, Hải Thành, quận Dương Kinh, hiện trạng cao trình mặt đê chỉ đạt +3,9-4,1m, chiều rộng mặt đê 3 -5 m, không bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế, mất an toàn đê điều.

Theo Sở NN-PTNT Hải Phòng, từ năm 2008 đến nay, tổng mức đầu tư các dự án nâng cấp đê điều trên địa bàn được bố trí hơn 2,6 nghìn tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp 256/298km đê, 24,8/27km kè và 107/139 cống dưới đê.

Ngoài ra, để kết hợp giao thông trên đê, các đơn vị liên quan đã thực hiện 182,6km mặt đê bê tông hoặc trải nhựa, 164,6km mặt đê cấp phối đá dăm.

Tuy nhiên, do chiều dài đê lớn, nhiều cống dưới đê, còn nhiều vị trí, công trình bị xuống cấp, xung yếu cần được đầu tư, nâng cấp để bảo đảm an toàn.

Hiện tại, theo đánh giá mới nhất, đê ổn định bảo đảm an toàn chỉ chiếm 80,3%, đê kém ổn định chiếm 17% và đê xung yếu là 2,2%.

Với kè bảo vệ đê và cống, chỉ có 63,7km kè ổn định bảo đảm an toàn, 24km kè ổn định và còn 2,2km kè, 62 cống xung yếu.

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai làm việc với TP Hải Phòng liên quan đến đê điều vào tháng 7/2022. Ảnh: Đàm Thanh.

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai làm việc với TP Hải Phòng liên quan đến đê điều vào tháng 7/2022. Ảnh: Đàm Thanh.

Theo đánh giá của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Hải Phòng hiện là địa phương đứng 6/63 tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống thiên tai theo Bộ chỉ số cấp tỉnh, thành phố.

Với thực trạng như hiện tại, thời gian tới Hải Phòng cần tiếp tục quan tâm, đầu tư và nâng cao năng lực lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp, nhất là các đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý việc sử dụng đất tại các bãi sông, khai thác cát, sỏi lòng sông để bảo đảm hoạt động phòng, chống chống lụt bão.

Đồng thời cần nhanh chóng rà soát, bổ sung và xây dựng mới các kế hoạch, phương án ứng phó với các loại hình thiên tai ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn không để bị động, bất ngờ.

Dự kiến, thời gian tới, Trung ương sẽ đầu tư nâng cấp, tu bổ, sửa chữa 1 số tuyến đê, công trình thủy lợi xung yếu của TP Hải Phòng với ngân sách gần 1.800 tỷ đồng.

Để phát huy hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng dàn trải, kém hiệu quả, Hải Phòng cần quan tâm, đầu tư nguồn lực tương ứng để bổ sung thêm kinh phí nâng cấp các công trình vừa đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn vừa bảo hoạt động giao thông, cũng như cải tạo cảnh quan môi trường.

Mặt khác, địa phương này cũng có giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng xe quá tải lưu thông trên đê, hạn chế những vi phạm đê điều ngày càng phổ biến và xử lý nghiêm các trường hợp ngang nhiên vi phạm.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất