| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm ha lúa đông xuân vừa gieo sạ ở TT- Huế 'chìm sâu' trong nước

Thứ Sáu 04/01/2019 , 17:44 (GMT+7)

Do ảnh hưởng không khí lạnh gây mưa lớn kết hợp triều cường cùng với việc thủy điện xã lũ suốt nhiều ngày đã khiến hàng trăm ha lúa vụ đông xuân 2018 - 2019 của người dân ở TT- Huế bị chìm trong biển nước.

 Đến nay nhiều cánh đồng ở TT- Huế vẫn đang bị ngập sâu chưa thể sản xuất nông nghiệp

Nhìn ruộng lúa vừa gieo sạ bị ngâm trong nước, ông Nguyễn Văn Mãnh, một nông dân trú tại xã Quảng Thành  (huyện Quảng Điền) xót xa cho biết, gia đình ông có hơn 1,5 mẫu lúa mới gieo sạ  nhưng đã bị ngâm trong nước gần 1 tuần nay, khả năng phải gieo cấy lại toàn bộ vì bị ốc, cua cắn phá và thối do ngâm nước trong nhiều ngày.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX NN Đông Phú (xã Quảng An) cho biết, do ảnh hưởng của mưa và triều cường đã khiến đê Ê Cô (bên phá Tam Giang) bị vỡ nước tràn vào đồng ruộng và hơn 145 ha/ 244 ha vừa mới gieo sạ của HTX bị ngập úng nặng, có những nơi nước ngập sâu gần cả 1m; do bị ngâm trong nước lâu ngày nhiều diện tích lúa có nguy cơ hư hại nặng nề.

 “Hiện, HTX đã huy động 2 trạm bơm trên địa bàn đang tích cực bơm đưa nước ra khỏi cánh đồng và khoảng  5- 6 ngày nữa thì xong việc đấu úng. Sau khi nước rút, nếu diện tích lúa bị hư hại nhiều thì HTX  hướng bà con chuyển sang gieo cấy giống lúa ngắn ngày để kịp thời vụ” ông Thứ cho hay.

Theo thống kê từ UBND xã Quảng An, địa phương này đã có hơn 150ha lúa vừa gieo sạ của 2 HTX An Xuân và HTX Đông Phú bị ảnh hưởng ngập úng do mưa, triều cường.

Được biết, ngoài xã Quảng An nhiều địa phương khác ở tỉnh TT- Huế sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng do bị ngập úng nặng nề và nhiều cánh đồng đang còn mênh mông nước, trong đó như: HTX Tây Toàn (xã Hương Toàn) có hơn 5 mẫu phải gieo cấy lại và 50 ha chưa thể làm  đất; xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) hơn 150ha đang bị ngập nước sâu cũng chưa thể tiến hành sản xuất,…

 Người ở xã Quảng Thành đang tìm cách thoát nước nhằm cứu diện tích lúa đông xuân vừa gieo sạ bị ngập úng lâu ngày
 Trạm bơm ở xã Quảng An đang hoạt động hết công suất để đấu úng cứu hàng trăm ha lúa đang bị chìm trong nước

Ông Cái Văn Thám, Chi Cục trưởng Chi  cục TT&BVTV tỉnh  TT- Huế cho hay, ảnh hưởng triều cường và việc thủy điện xã lũ trong nhiều ngày qua đã khiến hơn 365ha trong tổng số hơn 1.700ha giống lúa dài ngày đã được tiến hành gieo sạ ở địa phương bị ảnh hưởng và ngập úng; chủ yếu là ở các huyện Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền. Cùng với đó, do nước ngập lâu ngày không thể gieo sạ nên gần 40 tấn giống đã ngâm ủ đang có nguy cơ hư hại...

Cũng theo ông Thám, hiện, các địa phương đang chủ công trình trạm bơm điện, kết hợp trạm bơm dầu đang tích cực đấu úng cho những đồng ruộng đang bị ảnh hưởng, giúp người dân sớm khắc phục hậu quả. Chi cục cũng đã lên phương án, sẽ cho chuyển đổi sang gieo cấy giống ngắn ngày để đảm bảo đúng khung lịch thời vụ đối với những diện tích lúa bị hư hại và không để bỏ diện tích.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm