| Hotline: 0983.970.780

Hành trình danh nhân Hồ Chí Minh qua tác phẩm nhà văn Sơn Tùng

Thứ Bảy 05/06/2021 , 08:36 (GMT+7)

Hành trình danh nhân Hồ Chí Minh không chỉ bắt đầu từ bến cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911, mà được hun đúc từ khát vọng thơ ấu của một Con Người lỗi lạc.

Vẻ đẹp yêu nước của hai cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Sinh Cung.

Vẻ đẹp yêu nước của hai cha con Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Sinh Cung.

Hành trình danh nhân Hồ Chí Minh chính là con đường tìm kiếm độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam. Hành trình danh nhân Hồ Chí Minh có phải từ cột mốc ngày 5/6/1911 khi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành bước chân lên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville rời bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn để bôn ba vạn dặm suốt 30 năm trong khát vọng giải thoát non sông Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ không?

Về mặt lịch sử, thì đúng như vậy. Thế nhưng, về mặt văn chương, nhà văn Sơn Tùng đã có cách kiến giải khác. Đọc các tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng, công chúng sẽ thấu hiểu hành trình danh nhân Hồ Chí Minh được chuẩn bị tinh thần và ý chí từ thời thơ ấu. Cụ thể, nhà văn Sơn Tùng có 3 tác phẩm viết về cuộc đời Bác Hồ bằng một ngòi bút nghiêm cẩn và thành tín. 

Tác phẩm 'Búp sen xanh'.

Tác phẩm "Búp sen xanh".

Tác phẩm “Búp sen xanh”  ra mắt lần đầu năm 1982. Lần tái bản thứ nhất, đích thân Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết lời giới thiệu rất trân trọng. Cho tới nay tác phẩm “Búp Sen Xanh” đã được in lần thứ 30.

“Búp Sen Xanh” là kết tinh của lòng yêu kính vô bờ với vị lãnh tụ của dân tộc và quá trình điền dã bền bỉ, nghiên cứu tài liệu không mệt mỏi của nhà văn Sơn Tùng suốt mấy chục năm. Từ năm 1948, nhà văn Sơn Tùng đã đến gặp trực tiếp bà Thanh và ông Khiêm – là anh chị ruột của Bác, được gia đình cung cấp những tài liệu quý báu về cuộc đời, gia cảnh của Bác.

Nhà văn Sơn Tùng cũng đi khắp các miền đất nước lần theo dấu vết mà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Hồ Chí Minh từng đi qua. Nhà văn Sơn Tùng cũng tìm đến những nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi, gặp những người từng quen biết chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành như người thủy thủ từng biết Bác Hồ từ năm 1913. Đồng thời, nhà văn Sơn Tùng gặp bà Lê Thị Huệ - “mối tình đầu tiên và có ảnh cũng như thơ Nguyễn Tất Thành gửi cho bà”.

Cùng với việc sưu tầm nghiên cứu các “tư liệu quốc tế, các sách báo viết về Bác Hồ, đặc biệt các chồng công văn mật, các giấy tờ”, nhà văn Sơn Tùng đã phục dựng một chân dung trưởng thành từ cậu bé Nguyễn Sinh Cung đến chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Tác phẩm 'Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh'.

Tác phẩm "Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh".

Tác phẩm “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” ra mắt lần đầu năm 2016, gần ba thập kỉ sau khi nhà văn Sơn Tùng hoàn thiện tác phẩm. Bản thảo cuốn sách do con trai nhà văn Sơn Tùng sưu tầm từ những trang viết tay của cha mình.

“Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” tái hiện lại quãng thời gian Bác Hồ đi từ Huế vô Nam, hành trình gian nan vượt đèo Cù Mông, Rù Rì, Đèo Cả và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết) – trường học do những người yêu nước lập nên. Qua cuốn sách, độc giả sẽ cảm nhận rõ tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, trước nỗi đau đáu của thân phụ “Nước mất! Nhà tan! Đi đi con. Tất Thành! Tất Thành…”

Giáo sư, Tiến sĩ sử học, Nhà giáo ưu tú Mạch Quang Thắng đã đồng cảm với tác phẩm “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” bằng nhận định: “Nhà văn Sơn Tùng viết bằng cái tâm sáng, nhiệt thành, ngòi bút đầy cảm xúc, có sức lay động tình nhân ái… Chỉ mấy chục trang viết thôi, nhưng quả thực, nhà văn Sơn Tùng đã tái hiện được quãng thời gian đáng nhớ trong cuộc đời Bác Hồ”.

Tác phẩm 'Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng'.

Tác phẩm "Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng".

Tác phẩm “Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng” là một truyện dài, được nhà văn Sơn Tùng chỉnh sửa từ kịch bản phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” – bộ phim nhựa công chiếu năm 1990 thu hút đông đảo khán giả yêu mến.

Vẫn giữ lại nhiều chi tiết đắt giá trong cuốn sách “Búp sen xanh”, nhưng ở tác phẩm “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng” thì nhà văn Sơn Tùng khắc họa rõ hơn tình cảm cao thượng và đẹp đẽ của cô gái Lê Thị Huệ (Út Huệ) với chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Tình cảm ấy được nhen lên từ ngày Nguyễn Tất Thành còn là cậu học sinh trường Quốc học Huế, cho tới khi anh rời bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.

Cả ba tác phẩm của nhà văn Sơn Tùng viết về hành trình danh nhân Hồ Chí Minh là “Búp sen xanh”, “Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh” và “Cuộc chia ly trên bến Nhà Rồng” vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản, nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021).  

Xem thêm
Phim Việt tạo dấu ấn trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Với dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời, đến rạp phim cũng là một lựa chọn không tồi dành cho các gia đình.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Các huyền thoại Brazil thua đậm trước Quang Hải và đồng đội

Đội bóng của huyền thoại Rivaldo để thua đậm trước CLB Công an Hà Nội trong trận giao hữu diễn ra vào chiều 29/4

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất