| Hotline: 0983.970.780

Hậu dịch tả lợn châu Phi, nhiều tỉnh tái đàn 'thần tốc'

Thứ Năm 13/02/2020 , 12:37 (GMT+7)

Dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được khống chế, khi hơn 90% số xã đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. Các địa phương đẩy mạnh tái đàn.

Hậu dịch tả lợn châu Phi, nhiều trang trại, gia trại và doanh nghiệp tìm hướng nhanh chóng tăng đàn để chớp cơ hội khi giá lợn giữ ổn định ở mức 80.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Phúc.

Hậu dịch tả lợn châu Phi, nhiều trang trại, gia trại và doanh nghiệp tìm hướng nhanh chóng tăng đàn để chớp cơ hội khi giá lợn giữ ổn định ở mức 80.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Phúc.

Hà Nội xử lý 105 hộ nuôi tái đàn không khai báo

Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, cho biết: Hiện nay dịch tả châu Phi cơ bản đã được khống chế trên địa bàn Hà Nội (đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch).

Năm 2019, tổng số lợn phải tiêu hủy do dịch tả châu Phi trên đại bàn TP Hà Nội là 450.000 con (chiếm hơn 29% tổng đàn). Tuy nhiên, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn đã và đang tăng tốc tái đàn, nâng số đầu lợn tăng thêm 231.000 con (tính đến tháng 1/2020).

Ông Nguyễn Huy Đăng phát biểu tại Hội nghị phòng chống dịch cúm gia cầm và bệnh gia súc tại Hà Nội do Bộ NN-PTNT tổ chức vào sáng 13/2. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Nguyễn Huy Đăng phát biểu tại Hội nghị phòng chống dịch cúm gia cầm và bệnh gia súc tại Hà Nội do Bộ NN-PTNT tổ chức vào sáng 13/2. Ảnh: Minh Phúc.

“Nếu các hộ dân tái đàn mà không khai báo với cơ quan thú y và chính quyền địa phương, khi xảy ra dịch bệnh phải tiêu hủy, thành phố kiên quyết không hỗ trợ, thậm chí xử phạt”, ông Đăng nhấn mạnh.

Theo thống kê, trong năm 2019, cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã lập biên bản xử phạt hành chính 105 hộ nuôi (với hơn 6.000 con lợn) do tái đàn không đúng quy định với số tiền gần 60 triệu đồng, buộc tiêu hủy theo đuy định và không hỗ trợ 551 con.

Giống như Hà Nội, Bắc Giang cũng đang tìm mọi giải pháp để tái đàn lợn. Ông Nguyễn Viết Toàn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bắc Giang, cho biết 100% số xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã qua ít nhất 65 ngày không xuất hiện dịch tả châu Phi. Do đó dự kiến trong tháng 3/2020 tỉnh sẽ công bố hết dịch.

Theo kế hoạch, trong năm 2020 tỉnh Bắc Giang sẽ nâng tổng đàn lợn từ 819.000 con lên khoảng 1 triệu con. Trước đây các trang trại, gia trại chỉ nuôi lợn đạt trọng lượng 90kg đến 1 tạ là xuất bán. Nhưng, giá lợn đang rất cao nên bà con nuôi vỗ lên 1,2 - 1,5 tạ mới bán. Do đó, sản lượng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt mức tương đương năm 2018.

Đồng Nai tái đàn được hơn 350.000 con lợn

Thống kê của tỉnh Đồng Nai cho thấy, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã tái đàn được 354.000 con, tăng 28% so với cuối năm 2019. Hiện đang có 64 cơ sở đăng ký tái đàn với tổng số gần 82.000 con.

Để đạt được những thành tựu trên, tỉnh Đồng Nai đã có định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp và triển khai các chính sách về hỗ trợ phát triển chăn nuôi như xây dựng co sở, vùng an toàn dịch bệnh, áp dụng quy trình VietGAP, an toàn sinh học trong chăn nuôi, xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu chụ sản phẩm.

Bộ NN-PTNT lưu ý, việc tái đàn lợn phải đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Bộ NN-PTNT lưu ý, việc tái đàn lợn phải đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT): Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2019 đạt gần 3,29 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018. Trong đó sản lượng thịt lợn trong quý IV giảm nhiều do tháng 5 và 6/2019 là tháng cao điểm của dịch tả lợn châu Phi.

Lợn bị tiêu hủy nhiều nhất (trên 1,2 triệu con), tái đàn rất ít dẫn đến nguồn cung các tháng cuối năm thiếu hụt. Cùng với đó là diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế đã khiến giá thịt lợn tăng cao và nhanh.

Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, một số mô hình chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn, nước uống, phun trong chuồng, độn chuồng, bảo đảm vẫn giữ được an toàn cho đàn lợn.

Điển hình như mô hình của Tập đoàn Quế Lâm (tại Thừa Thiên - Huế), Công ty Hà Long (Hưng Yên), HTX Hoàng Long (Hà Nội), Công ty Amafarm (Hưng Yên, Hải Dương).

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.