| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng: Tái đàn sau dịch tả heo châu Phi

Thứ Ba 11/02/2020 , 19:43 (GMT+7)

Ở Lâm Đồng, một số nơi công bố hết dịch tả heo châu Phi và người dân bắt đầu thực hiện tái đàn, phát triển kinh tế.

Sau dịch, doanh nghiệp chăn nuôi và người dân ở Lâm Đồng tổ chức tái đàn.

Sau dịch, doanh nghiệp chăn nuôi và người dân ở Lâm Đồng tổ chức tái đàn.

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho biết, đến nay, dịch tả heo châu Phi ở tỉnh đã giảm. Đặc biệt, huyện Lâm Hà công bố hết dịch nên người dân, doanh nghiệp chăn nuôi bắt đầu thực hiện tái đàn.

Cũng theo ông Long, các địa phương khác như Cát Tiên, Bảo Lâm, Di Linh và thành phố Bảo Lộc đã kiểm soát được dịch và ghi nhận trong 30 ngày qua không phát sinh heo nhiễm bệnh. Những địa phương này đang theo dõi thêm để chắc chắn hết dịch trước khi công bố.

“Việc tái đàn được phần lớn được các doanh nghiệp chăn nuôi thực hiện. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, lượng tái đàn chưa nhiều do nghi ngại dịch bùng phát trở lại. Hiện tại, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng khuyến khích người dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học để phòng ngừa dịch”, ông Phạm Phi Long cho biết.

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Lâm Đồng từ khoảng tháng 6/2019 và kéo dài gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở Lâm Đồng từ khoảng tháng 6/2019 và kéo dài gây thiệt hại nặng về kinh tế.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, đến nay, tổng lượng tái đàn của địa phương là gần 400 nghìn con. 

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở huyện Đức Trọng từ hồi tháng 6/2019 sau đó lan nhanh ra khắp các huyện, thành phố của tỉnh. Theo thống kê, đến nay, địa phương này đã tiêu hủy trên 66 nghìn con heo, thiệt hại kinh tế hàng tỷ đồng.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.