| Hotline: 0983.970.780

Hậu Giang: Hơn 5.000 tỷ đồng kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp

Thứ Sáu 15/07/2022 , 20:06 (GMT+7)

Hậu Giang Hậu Giang kêu gọi đầu tư 22 dự án gồm 21 dự án trọng tâm, 1 dự án tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp với nguồn vốn trên 5.000 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 với chủ đề “Doanh nghiệp đến Hậu Giang vui”, ngày 15/7 tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp. Một trong những lĩnh vực quan trọng được tỉnh xác định là trụ cột cho sự phát triển.

Trong đó, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 189 nghìn ha, năng suất trung bình 6,76 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,2 triệu tấn. Diện tích cây ăn trái cũng đạt trên 43 nghìn ha với sản lượng 400 nghìn tấn. Chăn nuôi phát triển ổn định, với tổng đàn heo 143 nghìn con, tổng đàn gia cầm 4,5 triệu con. Tổng sản lượng thủy sản hàng năm đạt tới 80 nghìn tấn.

Hội thảo 'Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp'. Ảnh: Kim Anh.

Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp”. Ảnh: Kim Anh.

TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý NN-PTNT II phấn khởi thông tin, nông nghiệp Hậu Giang bước đầu đã hình thành nhiều chuỗi giá trị đồng bộ từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, nông dân trong các ngành hàng lúa gạo, cây ăn trái và ngành hàng nuôi trồng thủy sản. Từ đây, đã giúp các thành viên HTX và người dân nâng cao ý thức sản xuất theo nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập, lợi nhuận trong sản xuất.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện tốt chuỗi giá trị đã giúp các HTX trong tỉnh gia tăng được khả năng cạnh tranh và từng bước xây dựng được thương hiệu nông sản của mình phải kể đến như: Thương hiệu gạo sạch Vị Thủy, Chả cá thát lát Kỳ Như, Chanh không hạt Hậu Giang,... Qua đó, giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương tăng khả năng, chủ động kết nối với khách hàng. Đồng thời, tạo được quy mô sản phẩm đủ lớn, chất lượng đồng nhất và khả năng cung cấp thường xuyên phục vụ yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Các sản phẩm nông sản chủ lực của Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Các sản phẩm nông sản chủ lực của Hậu Giang. Ảnh: Kim Anh.

Ông Hải nhấn mạnh, Hậu Giang cũng là tỉnh đầu tiên ở phía Nam thực hiện tự xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Với điểm nhấn là xây dựng 15 mô hình HTX, 3 liên hiệp HTX được đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, máy móc, thiết bị và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả. Đặc biệt là xây dựng 3 Trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng nông sản.

Chiến lược, kế hoạch và ý tưởng đã có, việc cần thiết với tỉnh là đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư. Bởi thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tích cực đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chế biến, chế biến sâu nông sản… thế nhưng so với nhiều tỉnh, thành phố khác công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp tại Hậu Giang được ngành nông nghiệp tỉnh nhìn nhận còn yếu và thiếu.

Thông tin Sở NN-PTNT tỉnh đưa ra, toàn tỉnh hiện chỉ có 5 doanh nghiệp đang hoạt động lĩnh vực chế biến rau, củ, quả với tổng công suất khoảng 1.900 tấn sản phẩm/tháng. So với tiềm năng trên, con số này được đánh giá còn rất nhỏ.

Hơn nữa, TS Trần Minh Hải đánh giá, việc kết nối các chuỗi giá trị ngành hàng nông sản trên địa bàn tỉnh vẫn chưa bền vững do nông nghiệp của tỉnh đến nay chủ yếu tập trung phát triển số lượng, chi phí sản xuất cao, chất lượng và giá trị sản phẩm còn thấp, chưa đủ sức tham gia sâu vào chuỗi giá trị nông sản trên thị trường.

Hậu Giang với vị trí tiếp giáp TP Cần Thơ là cơ hội lớn cho tỉnh kêu gọi đầu tư, chủ động trong liên kết vùng, liên kết đô thị lớn, các thị trường tiềm năng tiêu thụ nông sản mạnh, để đưa nông sản của tỉnh đi xa hơn.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) chỉ ra định hướng để nông sản Hậu Giang phát triển, thu hút được các nhà đầu tư tìm đến, tỉnh cần quan tâm đến 2 động lực. Đó là xây dựng dây chuyền chế biến bảo quản cho các HTX ở mức độ vừa, trong phạm vi hỗ trợ và tận dụng các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia, hỗ trợ trực tiếp cho các dự án về sơ chế, bảo quản.

“Thời gian tới, tỉnh cần duy trì chất lượng sản phẩm OCOP, để sản phẩm này thật sự được tôn vinh. Với 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh là lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng, cần đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm này, cơ chế chính sách đi theo từng dự án”, ông Toản cho hay.

Việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, phát triển, thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc cũng đóng vai trò quan trọng. Qua đó tạo tiền đề vững chắc cho các mặt nông sản của tỉnh có đủ khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế.

Dự án trọng điểm sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thông minh, lúa hữu cơ với mức kêu gọi đầu tư cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Dự án trọng điểm sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thông minh, lúa hữu cơ với mức kêu gọi đầu tư cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Nhân hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, tỉnh đưa ra danh mục 21 dự án trọng tâm và 1 dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, với tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng. Nổi bật là dự án sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thông minh, lúa hữu cơ, quy mô hơn 120ha tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng mức đầu tư lên đến trên 964 tỷ đồng. Dự án nuôi trồng thủy sản các loại trên quy mô 74,2 ha, tổng mức đầu tư hơn 593ha.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.