| Hotline: 0983.970.780

HĐND tỉnh Quảng Ninh sắp ban hành nhiều quyết sách 'vì nhân dân'

Thứ Ba 13/07/2021 , 07:58 (GMT+7)

Những quyết sách của HĐND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thể hiện sự quan tâm lớn đối với địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo.

Ngày 12/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung Kỳ họp thứ hai - Kỳ họp thường lệ giữa năm đầu tiên của HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021- 2026.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh - Báo Quảng Ninh

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh - Báo Quảng Ninh

Dự kiến tại kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV sẽ thảo luận 16 tờ trình, dự thảo nghị quyết; trong đó, có nội dung thể hiện tinh thần vì nhân dân rất lớn của HĐND tỉnh ngay từ nhiệm kỳ mới. Đó là nghiên cứu, xem xét và thông qua Nghị quyết phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

Đây là một trong 15 đề án được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XV xác định là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này.

Giải bóng đá đặc biệt của người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh được chia sẻ rộng rãi và nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Ảnh - Ky Nhong Bui

Giải bóng đá đặc biệt của người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh được chia sẻ rộng rãi và nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Ảnh - Ky Nhong Bui

Những Nghị quyết được xem xét ban hành ngay từ đầu nhiệm kỳ của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa mới đã thể hiện và khẳng định quan điểm nhất quán của tỉnh trong việc tiếp tục quan tâm, chăm lo chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và đầu tư phát triển đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, biển đảo; thực hiện khâu đột phá về phát triển văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.

Trong đó, ngân sách Nhà nước là quan trọng, tạo ra động lực để thu hút các nguồn lực khác; đồng thời phải có tác động khơi dậy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào, khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, khá giả, phát triển cùng cộng đồng, cùng đất nước.

Cũng tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung thảo luận, cho ý kiến về việc xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Ninh "Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, đối tượng trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh". Trong những năm qua, chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, quyết liệt của tỉnh; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của nhân dân. Qua đó, đã góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chất lượng cuộc sống của nhân dân nói chung, của các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng ngày càng nâng lên.

Với phương châm "mọi người dân Quảng Ninh đều được hưởng thành quả phát triển, tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau", trong 5 năm 2015-2020, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 19 chính sách riêng có về an sinh, phúc lợi xã hội; tập trung vào các chính sách việc làm, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, đào tạo nghề, giáo dục, y tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, bảo hiểm và cứu trợ, chăm lo nâng cao đời sống của những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi… Từ đó, đã khuyến khích người nghèo, người dân ở vùng khó khăn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất