| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống Liễn Sơn: Ô nhiễm do công nghiệp và đô thị

Thứ Ba 03/12/2019 , 09:01 (GMT+7)

Với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh, hệ thống thủy lợi Liễn Sơn đang thường xuyên phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn.

19-14-39_nh_1_1
Kênh chính Liễn Sơn đoạn qua Vĩnh Tường ô nhiễm, nước chuyển màu đen.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, các vị trí cầu Cơ Khí, cầu Đất trên kênh chính Liễn Sơn và cầu Vàng trên sông Phan có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều vượt ngưỡng cho phép…

Với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh, hệ thống thủy lợi Liễn Sơn đang thường xuyên phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn từ các hoạt động sản xuất, hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn có sông chảy qua.

Đáng lưu ý là sông Phan chảy qua hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc, là địa bàn có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi phát triển nhất của tỉnh Vĩnh Phúc như Lý Nhân, Bích Chu, Thổ Tang (Vĩnh Tường), Tề Lỗ, Đồng Văn, Minh Tân (Yên Lạc)…

Theo kết quả điều tra của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, tại các cơ sở, vấn đề nhận thức về chất thải cũng như chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của cán bộ chuyên trách về môi trường tương đối tốt, phần lớn các doanh nghiệp này đều thuê các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đối với các cơ sở có quy mô lớn đã đầu tư tương đối tốt về hệ thống xử lý chất thải, đăng ký chủ nguồn thải đầy đủ đối với cơ quan môi trường địa phương.

Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp, cán bộ phụ trách môi trường còn là kiêm nhiệm, chủ yếu là do các cán bộ hành chính, nên việc theo dõi về môi trường và chưa nhận thức cũng như ý thức được tác hại của chất thải nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng là hạn chế hoặc bị coi nhẹ.

Nhìn chung về tình hình thu gom, phân loại và lưu chứa chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của các cơ sở vẫn chưa thực hiện tốt. Việc phân loại, lưu trữ chất thải vẫn chưa đảm bảo những nguyên tắc về tính an toàn, trong khi công tác thu gom, phân loại chất thải hợp lý không những hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý chất thải nói chung mà đó còn là biện pháp giảm thiểu rủi ro cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Ngoài ra, tổng khối lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Các cơ sở nằm trong KCN thì lượng nước thải này sẽ được KCN chịu trách nhiệm xử lý có thu phí. Còn lại các cơ sở nằm ngoài KCN thì tự xử lý hoặc xả trực tiếp ra môi trường.

Ông Lê Xuân Quang, Chủ nhiệm nhiệm vụ “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Liễn Sơn phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cho biết: Chất lượng nước trong hệ thống vẫn diễn ra khá phức tạp, các nguồn gây ô nhiễm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ trước khi thải vào kênh, sông của hệ thống. Mỗi ngày nước thải sinh hoạt khu dân cư trực tiếp xả vào công trình thủy lợi là 10.579 m3/ngày đêm; nước thải chăn nuôi là 662 m3/ngày đêm.

Ngoài ra, còn có 372 nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng đến hệ thống Liễn Sơn với công suất xả thải là 2.817 m3/ngày đêm nước thải sinh hoạt và 1.850 m3/ngày đêm chất thải rắn.

Bên cạnh đó, 22 cơ sở y tế, mỗi ngày thải ra khoảng 160 m3 vào hệ thống; 21 làng nghề thải ra khoảng 1060 m3/ngày đêm. Hầu hết các cơ sở làng nghề nhỏ lẻ, khu dân cư tập trung không có hệ thống xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra hệ thống thủy lợi Liễn Sơn gây ô nhiễm cho hệ thống.

Kết quả quan trắc chất lượng nước tại 15 vị trí trong 7 lần cho thấy nhiều chỉ số đều có ô nhiễm ở các vị trí. Đặc biệt, các vị trí cầu Cơ Khí, cầu Đất trên kênh chính Liễn Sơn và cầu Vàng trên sông Phan có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều vượt ngưỡng cho phép theo cột B1 QCVN08-MT:2015/BTNMT. 2 điểm Cầu Đất vầ Cầu Vàng ô nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý trước khi sử dụng. Tại cầu Cơ Khí, chất lượng nước ô nhiễm, cần phải xử lý trước khi sử dụng cho mục đích tưới tiêu.

Ông Quang cũng cho hay: Trong thời gian qua, tồn tại các vấn đề môi trường bức xúc trong lưu vực sông Phan như ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động sản xuất tại các KCN, làng nghề, ô nhiễm do chất thải phát sinh không được thu gom và xử lý, ô nhiễm nguồn nước do nước thải các khu đô thi, dân cư tập trung chưa có hệ thống thu gom và xử lý...

Các vấn đề môi trường bức xúc tại các địa phương, liên vùng, liên hệ thống như ô nhiễm nguồn nước, không khí do các hoạt động của làng nghề làm ngói, gỗ…. Đặc biệt, gây ô nhiễm nước trong quá trình ngâm gỗ ở huyện Bình Xuyên.

Ngoài ra, vẫn đang có hiện trạng là chưa xây dựng khu xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt tập trung, do vậy rác thải, nước thải sinh hoạt đều được thải trực tiếp ra sông Phan ở huyện Tam Dương…

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất