Sáng ngày 20/6/2019 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã khai mạc Trưng bày "Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử" .
![]() |
TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc Trưng bày. |
Khai mạc trưng bày, TS Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, bày tỏ: “Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với quốc hiệu, kinh đô (thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng”.
![]() |
Không gian trưng bày về thời Trần - Hồ (Thế kỷ 13 - 15). |
Các nội dung chính của Trưng bày gồm có:
Phần 1: Quốc hiệu Văn Lang, Âu Lạc và thời kỳ dựng nước đầu tiên.
Phần 2: Thời kỳ quân chủ phong kiến độc lập
Phần 3: Sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
![]() |
Nha chương - vật biểu trưng cho quyền lực của thủ lĩnh thời nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. |
Theo Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trưng bày lần này, muốn đem tới những tư liệu lịch sử, bằng chứng vật chất thể hiện khát vọng và ý chí độc lập, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc của các bậc tiền nhân nước Việt.
![]() |
Ấn ngọc Đại Nam Thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ (1847). |
Đó là ấn bằng ngọc Đại Nam Thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ (1847). Đây là ngọc tỷ quý và lớn nhất trong sưu tập Bảo vật triều Nguyễn. Ấn dùng trong đại lễ Tế Giao hằng năm ở đàn Nam Giao (kinh đô Huế) và dùng để đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các chư hầu, ban bố việc cho thiên hạ, và được coi là bảo tỷ truyền quốc.
![]() |
Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn. |
Hoặc trống đồng Cảnh Thịnh có bài minh văn dài 272 chữ được khắc trên thân trống, nói về bà Nguyễn Thị Lộc, người góp công lập chùa Linh Ứng (H.Gia Lâm, Hà Nội).
Trưng bày diễn ra tại tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, từ ngày 20/6/2019 và kết thúc vào tháng 10 năm 2019.
Trong ngày khai mạc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng tiếp nhận nhiều hiện vật do ông Lê Trung Phúc, cháu đời thứ 4, hậu duệ Tổng đốc Lê Trung Ngọc trao tặng. Đó là tư liệu văn bia về lễ Giỗ tổ Hùng Vương đầu tiên (1917) do Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đề xuất lên triều đình và được vua Khải Định chấp thuận. Cùng với đó là nhiều tư liệu, hiện vật quý giá khác. |