| Hotline: 0983.970.780

Hiểu đúng và đủ về Silic

Thứ Năm 01/09/2016 , 07:10 (GMT+7)

Silic (SiO2) là một trong bốn nguyên tố dinh dưỡng trung lượng của cây trồng, riêng với lúa, ngô, mía, dứa silic còn được coi là nguyên tố đa lượng.

Silic quan trọng với cây trồng như thế nào?

Khi phân tích cây người ta thấy, để có được 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 18 - 20kg N cũng lấy đi từ đất 80kg SiO2; đặc biệt ở vỏ trấu lượng silic chiếm đến 27kg/tấn thóc.

Như vậy, lúa hút silic còn nhiều hơn cả N và K, silic có ảnh hưởng đến sự tổng hợp của vách tế bào làm cho vách tế bào vững chắc giảm đổ ngã đến 60% so với đối chứng. Khi bón đủ silic thì lượng silic trong lá ra tăng ở trong lớp tế bào biểu bì mặt lá tạo thành rào cản vật lý ngăn chặn sự xâm nhiễm làm giảm bệnh đạo ôn, bệnh đốm nâu, bệnh lem lép hạt đến 30%.

Cây có nhiều silic bộ lá thẳng đứng tăng khả năng quang hợp để tổng hợp dinh dưỡng, hạn chế bốc thoát hơi nước tăng sức chống chịu hạn, chịu mặn, giảm tác hại do cây hút nhiều sắt nhôm và mangan di động đặc biệt ở các vùng đất phèn.

Cây được cung cấp đủ silic giúp cho việc tạo chất diệp lục tố thuận lợi nâng cao hiệu quả quang hợp ánh sáng, tăng khả năng sử dụng P và N, silic là nguyên tố dinh dưỡng hữu ích cho hầu hết các loại thực vật. Mọi cây trồng khi được cung cấp đầy đủ silic cũng đều cho tăng năng suất.

Nếu thiếu silic lá lúa trở nên mềm yếu rủ xuống làm tăng sự che rợp của quần thể dẫn tới quang hợp giảm sút ảnh hưởng đến số bông/m2, số hạt chắc/bông dẫn tới năng suất thấp.

Với ngô và mía, thiếu silic lớp lông gai trên bề mặt của lá mỏng dễ bị rách, gãy khi gặp gió mưa, rễ nhiễm các loại sâu bệnh làm giảm hiệu suất quang hợp ánh sáng đồng thời tuổi thọ của lá cũng thấp. Các loại cây trồng khác thiếu silic dẫn tới sự hình thành lớp cutin ở dưới biểu bì của lá bị ảnh hưởng làm cho sự thất thoát hơi nước lớn cũng như hạn chế việc chống lại sự xâm nhập của nấm bệnh.

Hiện nay, hầu hết các loại đất ở nước ta đều nghèo silic do điều kiện nhiệt đới lượng silic dễ tiêu bị rửa trôi liên tục, mặt khác hàng vụ hàng năm các loại cây trồng đều lấy đi một lượng silic đáng kể, việc đốt rơm rạ phổ biến trong canh tác lúa cũng làm sụt giảm lượng silic trong đất một cách nghiêm trọng. Theo nhà khoa học nước ngoài, khi hàm lượng silic trong lá lúa <5% là cây thiếu silic nghiêm trọng, khi hàm lượng silic trong lá <11% là bón silic đã có hiệu quả.

Các nghiên cứu cho rằng silic được cây hút dưới dạng SiO3-2 một cách thụ động bằng quá trình thoát hơi nước của cây, hấp thụ có chọn lọc do sự chi phối của quá trình trao đổi chất qua hệ thống rễ cây, rõ ràng đã đến lúc phải nhìn nhận việc bón silic cho cây trồng là cần thiết đặc biệt với nhóm cây như lúa, ngô, mía, dứa, cao lương…

 

Silic nguồn gốc từ đâu?

Silic được tìm thấy ở nhiều sản phẩm: Sản phẩm Sillicon (H4SiO4) có chứa 10% SiO2, 6% MgO, 12% CaO loại này là sản phẩm của tập đoàn FooKtien (Thái Lan).

Sản phẩm thủy tinh lỏng: Na2SiO3 gọi là Sodium Silicate hay Kater glass hoặc Natri siliccate công thức hóa học là Na2SiO3m Na2OnSiO2, lượng SiO2 chiếm 25 - 27%, H2O là 59 - 60%.

Sản phẩm solium siliccate pentahydrate: SiO3 Na2 - 5 H2O có dạng hạt màu trắng có hàm lượng SiO2 là 28%. Sỉ lò cao phế thải của ngành luyện thép cũng có chứa lượng silic nhưng ở mức thấp.

Một số loại quặng như sepetin, kaolinite, sa thạch nếu được nung chảy chín thì cũng chứa một hàm lượng silic khá. Các quặng này không được nung chảy thì hàm lượng silic hữu hiệu không có.

Sản phẩm phân lân Văn Điển có chứa 24% SiO2, 16% P2O5, 30% CaO, 15% MgO và 6 nguyên tố vi lượng: Fe 0,4%, Zn 0,02%, Bo 0,04%, Mn 0,06%, Cu 0,02%, Mo 0,02%.

Sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển có chứa SiO2 từ 9 - 15% tùy từng loại sản phẩm. Vậy vì sao phân bón Văn Điển có chứa hàm lượng silic cao?

Phân lân Văn Điển được sản xuất bằng cách nấu chảy hỗn hợp quặng apatit (phốt phát) với sepetin, hoặc olevin ở nhiệt độ 1.450oC trong lò cao sau khi hỗn hợp quặng được chảy lỏng và tháo ra làm lạnh đột ngột thu được sản phẩm ở dạng thủy tinh nên còn được gọi là phân lân thủy tinh thành phần dinh dưỡng dễ tiêu có trong lân Văn Điển gồm: 24% SiO2, 16 % P2O5, 30% CaO, 15% MgO và 6 nguyên tố vi lượng: Fe 0,4%, Zn 0,02%, Bo 0,04% Mn 0,06%, Cu 0,02%, Mo 0,02%.

Phân lân Văn Điển có tính kiềm (pH 8 - 8,5) chậm tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của dễ cây tiết ra đến 99% (theo nghiên cứu của ZeNOH, Hinode Nhật Bản, TS Nguyễn Huy Phiêu) khi rễ cây trồng tiếp xúc phân lân Văn Điển tùy theo nhu cầu của cây mà dịch chua của rễ tiết ra hòa tan phân để hấp thụ khi cây chưa sử dụng hết thì phân lân còn nằm lại trong đất là nguồn dự trữ cung cấp cho cây ở các giai đoạn sau.

Phân lân Văn Điển không bị rửa trôi, đồng nghĩa với việc lượng silic dễ tiêu cũng không bị mất đi, độ bền của phân lân Văn Điển được tồn tại trong suốt cả vụ hoặc năm sau là (kho) dự trữ cho cây trồng. Đây là ưu điểm đặc biệt của phân lân Văn Điển mà các loại phân lân khác không có được.

Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển còn cho ra đời nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK, lấy nền là lân nung chảy Văn Điển phối hợp với đạm, kali theo các tỷ lệ dinh dưỡng cân đối cho từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng.

Dòng sản phẩm phân đa yếu tố NPK chuyên dùng bón lót khi trồng có loại ĐYT NPK 5.10.3 hàm lượng silic đến 15%. Dòng sản phẩm chuyên dùng bón thúc cho lúa và các loại cây trồng ĐYT NPK 16.5.17 có hàm lượng silic chiếm đến 7% .

Dòng sản phẩm phân chuyên bón thúc cho cây ăn quả cây công nghiệp như ĐYT NPK 12.8.12 có hàm lượng silic chiếm đến 13%… phân bón Văn Điển được cung ứng ở tất cả các công ty vật tư nông nghiệp và các đại lý phân bón trong toàn quốc.

Sử dụng phân bón Văn Điển tiện lợi: Một lần bón phân là đã cung cấp đầy đủ, cân đối tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng mà nhu cầu của cây trồng cần. Đặc biệt hàm lượng silic chiếm tỷ lệ cao. Với lượng bón từ 400 - 500kg/ha lân Văn Điển riêng silic dễ tiêu đã có 96 - 120kg, đủ lượng silic cho cây trồng suốt cả một vụ.

Với phân bón ĐYT NPK 5.10.3 khi trồng bón từ 500 - 600kg/ha lượng silic dễ tiêu đã có 75 - 95kg. Các loại phân đa yếu tố NPK 16.5.17, NPK 12.8.12, NPK 12.5.10 lượng bón từ 300 - 450kg/ha tùy theo loại cây trồng thì riêng silic đã có 21 - 35kg/ha. Sử dụng phân bón Văn Điển người sản xuất yên tâm không phải đầu tư các loại sản phẩm chứa silic khác.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm