| Hotline: 0983.970.780

Hiểu đúng về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản

Thứ Ba 11/09/2018 , 10:05 (GMT+7)

Để bảo vệ mùa màng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải phun thuốc BVTV đúng cách, liều lượng và đảm bảo thời gian cách ly.

TS Hồ Văn Chiến, nguyên GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: trong SX nông nghiệp nông dân cần phun thuốc BVTV đúng cách để tránh sâu hại kháng thuốc, miễn nhiễm. Càng phun nhiều dẫn đến tồn dư dư lượng thuốc BVTV trong nông sản. Vì vậy, cần phun đúng cách, đúng liều lượng và phải có thời gian cách ly.

Để sản phẩm sạch phục vụ xuất khẩu tốt cần SX theo hướng hữu cơ

Đối với cây thanh long, thông thường đất càng nhiều thì trồng thanh long càng rộng, càng lo sợ tiền công nên nhiều người muốn phun thuốc một lần ngừa từ 3 - 4 loại bệnh và trộn không đúng làm trùng hoạt chất và khác hoạt chất hoặc chất độn khác nhau lại gây phản ứng ngược lại. Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi vườn cây để phát hiện bệnh kịp thời và tiến hành trị dứt điểm bệnh.

Thời gian phun lần cuối tới khi thu hoạch, lượng thuốc bắt đầu giảm trong thân cây và lá cây, tuy nhiên lượng thuốc còn dư lại rất độc hại với con người. Vì vậy, thời gian cách ly rất quan trọng và phải đặc biệt chú ý. Đối với biện pháp 4 đúng phải được thực hiện đồng bộ, đầy đủ, đúng thuốc, đối tượng, liều lượng và nồng độ, thời gian.

Theo TS Lê Quốc Điền, GĐ Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ kỹ thuật (Viện Cây ăn quả miền Nam), chăm sóc cho cây khỏe sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về sâu bệnh, giảm được chi phí sử dụng thuốc BVTV. Nhận dạng được sâu bệnh và chọn giải pháp phòng trừ. Sau đó, làm vệ sinh và giảm áp lực sâu bệnh hại trên vườn. Nếu khâu đầu tiên được giải quyết tốt thì có thể hạn chế được đến 80% sâu bệnh, chỉ còn 20%, 2 giải pháp quan trọng là cơ học và hóa học. Khi sử dụng một số biện pháp khác thì có thể áp dụng bao trái cho những cây có giá trị. Nếu dịch hại ở ngưỡng không quá cao thì áp dụng biện pháp hóa học là giải pháp cuối cùng, nhưng phải chú ý thời gian cách ly sử dụng thuốc BVTV là bao nhiêu ngày trước khi thu hoạch để an toàn.

“Khi vườn cây gần đến ngày thu hoạch, nông dân cần chọn đúng loại thuốc có thời gian cách ly hợp lý để đảm bảo an toàn sản phẩm không có dư lượng thuốc BVTV. Hiện, giai đoạn đầu, đối với cây thanh long có 28 ngày thu hoạch thì chỉ có 14 ngày đầu để chọn loại thuốc BVTV lưu dẫn để đảm bảo thời gian cách ly. Qua ngày 14 đến ngày 28 khi bước vào đợt thu hoạch trái nên đổi lại những loại thuốc sinh học thì chắc chắn an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, người trồng cần chú ý và áp dụng cho giai đoạn sau những biện pháp sinh học có thời gian cách ly ngắn khoảng 3 ngày, chắc chắn có sản phẩm an toàn phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu”, TS Điền nói.

KS Phạm Văn Huy, đại diện Cty Behn Meyer Agricare Việt Nam cho biết, bà con có thể chia theo nhiều nhóm cây dài ngày và ngắn ngày để bón phân phù hợp và cân đối. Thông thường, đối với dạng phân bón đa lượng, gồm các yếu tố đạm, lân, kali, còn có thêm nguyên tố trung, vi lượng, khi bón phân cho cây ngắn ngày cần cách ly từ 7 - 10 ngày, cây dài ngày thì từ 10 - 14 ngày.

Sản phẩm của BM có dòng đạm kép, Nitrat và Amon. Cây hấp thu đạm Nitrat sau 4 - 5 ngày. Từ 8 - 10 ngày đạm Amon sẽ chuyển hóa thành đạm Nitrat thông qua quá trình Nitrat hóa nên thời gian cách ly tốt nhất BM có một số dòng sản phẩm từ 7 - 14 ngày tùy theo cây dài hoặc ngắn ngày. Trong giai đoạn cuối, đối với cây dài ngày thì bón với tỷ lệ kali cao để tăng phẩm chất màu, tăng màu sắc và chất lượng nông sản. 

 

Xem thêm
Tiềm năng làm sạch đất trồng nhiễm Cadimi nhờ sức mạnh của thực vật

Một số loài cây có thể hút và lưu giữ kim loại nặng, gồm chì, Cadimi, asen… không chỉ giúp làm sạch đất ô nhiễm mà còn cho phép thu hồi các kim loại quý.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.