Huyện Cái Bè là một trong những huyện trồng lúa trọng điểm của tỉnh Tiền Giang với diện tích canh tác 16.643 ha, sản xuất 3 vụ/năm, tập trung tại xã Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung. Vụ Xuân Hè 2019, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang và Công ty Máy Yannmar Việt Nam thực hiện mô hình “Ứng dụng máy cấy lúa kết hợp vùi phân bón” tại HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Quới – Xã Hậu Mỹ Bắc B, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang.
Mô hình được thực hiện với diện tích 1 ha sử dụng giống lúa OM 5451 kết hợp bón vùi phân bón Đầu Trâu. So với ruộng đối chứng sử dụng 150 kg/ha bằng phương pháp sạ lan, mô hình chỉ sử dụng 50 kg cấy bằng máy kết hợp bón vùi phân bón.
- Ruộng mô hình:
+ Lần 1 (bón vùi lúc cấy lúa): 250 kg NPK 20-15-5+TE
+ Lần 2 (31 ngày sau khi cấy): 150 kg/ha.
- Ruộng đối chứng:
+ Lần 1 (10 ngày sau sạ): 50 kg Ure + 50 kg DAP
+ Lần 2 (20 ngày sau sạ): 50 kg Ure + 50 kg DAP+ 50 kg NPK 16-16-8
+ Lần 3 (37 ngày sau sạ): 40 kg Ure + 40 kg DAP + 40 kg KCl
Kết quả mô hình cho thấy, ruộng trình diễn đã tiết kiệm khá nhiều chi phí đầu tư so với ruộng đối chứng. Trong đó, giảm 1,15 triệu tiền giống lúa, 820 ngàn tiền phân bón, 495 ngàn tiền thuốc bảo vệ thực vật. Ruộng lúa trong mô hình cấy mật độ thưa (15 x 30cm) nên giúp cây lúa sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh mạnh, tỉ lệ chồi hữu hiệu cao vượt trội hơn so với đối chứng. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân, cây lúa trong mô hình sinh trưởng khoẻ, ít đỗ ngã, tỉ lệ hạt chắc cao hơn nhiều so với đối chứng.
So với ruộng đối chứng, mô hình sử dụng phân bón Đầu Trâu đã tiết kiệm 25 kg N, 27 kg lân. Lượng phân bón giảm, đồng thời ruộng cấy mật độ rất thưa nhưng tỉ lệ nảy chồi vẫn rất tốt, đạt 552 chồi hữu hiệu, cây lúa sinh trưởng khoẻ, lá thẳng đứng, không đổ ngã, không có biểu hiện dư thừa đạm như ruộng đối chứng nên hạn chế rất tốt sâu bệnh. Kết quả đánh giá tình hình sâu cuốn lá, đạo ôn cho thấy cấp nhiễm của ruộng đối chứng cao hơn 1-2 cấp sơ với ruộng mô hình. Qua đó cho thấy, các sản phẩm NPK 20-15-5+TE và NPK 15-5-20+TE Đầu Trâu bón như trong mô hình rất phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.
Bảng 1: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu năng suất lúa trong mô hình và đối chứng:
TT | Chỉ tiêu | Ruộng mô hình | Ruộng đối chứng | |
1 | Số bông/m2 | 552 | 644 |
|
2 | Số hạt chắc/bông | 55 | 42 |
|
3 | P1000 hạt (g) | 25 | 25 |
|
4 | NS lý thuyết (kg/ha) | 7,6 | 6,8 |
|
5 | Ước năng suất lúa thực tế (kg/ha) | 6,6 | 5,8 |
|
Kết quả đánh giá năng suất lúa do Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang ghi nhận cho thấy, năng suất lúa trong mô hình đạt 6,6 tấn/ha, tăng 800 kg so với đối chứng 5,8 tấn/ha. Với chi phí đầu tư thấp hơn và năng suất cao hơn giúp cho lợi nhuận trong mô hình đạt khoảng 18,5 triệu đồng, cao hơn 4,7 triệu đồng so với đối chứng.
Sử dụng phân bón Đầu Trâu kết hợp với máy cấy lúa đã được Công ty cổ phần phân bón Bình Điền thử nghiệm trong những năm gần đây ở nhiều địa phương vùng ĐBSCL. Kết quả của mô hình trình diễn ở Tiền Giang cũng tương đồng với kết quả ở các mô hình khác đã được thực hiện. Đây là một phương pháp sử dụng phân bón Đầu Trâu mới, có hiệu quả cao có thể áp dụng trong canh tác lúa vùng ĐBSCL.