| Hotline: 0983.970.780

Hồ chứa miền Trung: Run rẩy!

Thứ Sáu 13/08/2010 , 09:09 (GMT+7)

Lão hoá cùng thời gian lại không được duy tu sửa chữa thường xuyên khiến nhiều công trình ngày mỗi “run rẩy” hơn trước các trận lũ ngày càng khốc liệt.

Hầu hết các hồ chứa thuỷ lợi vừa và nhỏ tại các tỉnh miền Trung đã có tuổi đời vài chục năm. Lão hoá cùng thời gian lại không được duy tu sửa chữa thường xuyên khiến nhiều công trình ngày mỗi “run rẩy” hơn trước các trận lũ ngày càng khốc liệt.

Với địa hình dốc, nhiều sông suối nên miền Trung có rất nhiều công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ không chỉ góp phần tưới cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà còn cung cấp nước sinh hoạt cho con người và phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên những năm gần đây tại miền Trung lũ xuất hiện liên miên với cường độ rất lớn khiến các công trình thuỷ lợi bị thiệt hại nghiêm trọng. Tỉnh Quảng Ngãi có 110 hồ chứa lớn nhỏ, 324 đập dâng, 93 trạm bơm và hàng ngàn km kênh mương các loại, những năm qua đã có hàng trăm ngàn m3 đất đá bị cuốn trôi, bồi lấp, nhiều hồ đập bị hư hỏng nặng. Đều xây dựng từ những năm sau giải phóng nên các hồ đập được thiết kế có lưu lượng lũ thấp. Đặc biệt, do xây dựng bằng phương pháp đắp đất thủ công, lại ít được tu sửa nên hầu hết các hồ chứa này khó mà trụ vững trước bão lũ kinh hoàng như hiện nay. Các hồ xuống cấp nghiêm trọng nhất như hồ Hóc Bứa, Hóc Sầm hay có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.

Tương tự như Quảng Ngãi, hệ thống thuỷ lợi của Bình Định cũng đang lung lay. Ông Nguyễn Hữu Vui, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết: Bình Định có 154 hồ chứa nước lớn nhỏ, hầu hết được xây dựng từ những năm 1980. Năm 2007, qua kiểm tra đã có 40 hồ xuống cấp nghiêm trọng, lung lay như răng bà lão. Cùng “cảnh ngộ”, ông Nguyễn Đình Hải, PGĐ Cty TNHH MTV KTTL Quảng Nam cho hay, hiện Cty quản lý 18 hồ chứa, 25 trạm bơm, 3 đập dâng và trên 700km kênh mương các loại, mỗi năm cung cấp nước tưới cho trên 45.000ha cây trồng, tức là chiếm tới 60% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Mặc dù đã được Trung ương và tỉnh đầu tư tiền bạc...cứu chữa nhưng các hồ Khe Tân, Thạch Bàn, Phú Lộc, An Long và Nước Rôn không biết...ra đi lúc nào.

Ông Nguyễn Hữu Vui, PGĐ Sở NN- PTNT Bình Định:

Nỗi lo lớn nhất của Bình Định là đang gánh trên mình 20 hồ chứa đang xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Những hồ này chủ yếu bị nước thấm qua đập và nền đập, mái thượng lưu bị sạt lở...Toàn bộ những công trình hư hỏng phải cần đến 420 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục nhưng từ năm 2007 đến nay chúng tôi chỉ mới nhận được 200 tỷ, chưa được 50%.

Hàng năm lũ lụt tàn phá nặng nề các công trình thuỷ lợi, tuy nhiên nguồn kinh phí để

duy tu, sữa chữa thường xuyên không đáng bao nhiêu. Nói cách khác, tiền thuốc không đẩy lùi được bệnh tật. Ông Nguyễn Nhung, GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Quảng Ngãi cho biết: Chúng tôi đang quản lý 16 hồ thuỷ lợi, 10 đập dâng và 10 trạm bơm nhưng hiện chỉ có đập dâng Thạch Nham và hồ Liệt Sơn được cấp kinh phí sửa chữa. Để "cứu chữa" các hồ đập Cty cần khoảng 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, tất cả các nguồn thu từ thuỷ lợi phí mỗi năm Cty chỉ có khoảng 5 tỷ đồng nên chả thấm tháp vào đâu so với nhu cầu. Còn sửa chữa lớn phải lập dự án xin kinh phí Trung ương. Theo ông Nhung, riêng trong năm 2010, để khắc phục khẩn cấp các công trình bị hư hỏng trong mùa mưa lũ năm 2009, UBND tỉnh đã cấp cho Cty 10,4 tỷ đồng nhưng xem ra cũng chẳng nhằm nhò gì.

Quảng Nam còn hẻo hơn. Ông Hải cho hay nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên mỗi năm của Cty TNHH MTV KTTL Quảng Nam chỉ khoảng 3 tỷ đồng được trích từ nguồn thuỷ lợi phí, do vậy chỗ nào hư hỏng nặng thì đành vá víu tạm. Tương tự, ông Trần Huy Liên, Giám đốc Cty TNHH MTV KTCTTL Nam Khánh Hoà than thở, mỗi năm Cty cần hàng chục tỷ tu sửa thường xuyên nhưng nhặt nhạnh đủ mọi nguồn cũng chỉ có khoảng 2,5 tỷ, do vậy việc sửa chữa cũng chỉ mang tính chất “chữa cháy”, sửa cho vui, sửa đầu này đầu kia lại hỏng.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất