| Hotline: 0983.970.780

Hồ Thủy điện Thác Bà xuống dưới mực nước chết

Thứ Bảy 10/06/2023 , 17:00 (GMT+7)

Hai tổ máy phát điện tại Thủy điện Thác Bà tạm dừng hoạt động do lưu lượng nước từ thượng nguồn chảy về thấp. Nước tại Thủy điện Thác Bà đã dưới mực nước chết.

Mực nước tại hồ chứa Thủy điện Thác Bà xuống thấp. Ảnh: Việt Dũng.

Mực nước tại hồ chứa Thủy điện Thác Bà xuống thấp. Ảnh: Việt Dũng.

Lần đầu tiên 2 tổ máy phải dừng hoạt động do thiếu nước

Có mặt tại Nhà máy Thủy điện Thác Bà, tận mắt chứng kiến sự khó khăn trong công tác vận hành các tổ máy phát điện của các kỹ sư mới hiểu được khó khăn của các nhà máy khi nước đã xuống dưới mực nước chết.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà cho biết, hàng năm vào tháng 4 - 5 sẽ có lũ tiểu mãn, nhưng năm nay không có dẫn đến lưu lượng nước chảy về hồ thấp. Đặc biệt trong tháng 5/2023 này lưu lượng nước về hồ so với trung bình nhiều năm chỉ bằng 40%, riêng so với năm 2022 chỉ bằng 22%.

Trước tình hình hạn hán, trung bình lượng nước về hồ chỉ từ 8 - 10m3/s, bằng 1/10 so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, từ ngày 1/6 mực nước tại hồ thủy điện Thác Bà đã dưới mực nước chết. Công ty CP Thủy điện Thác Bà đã chủ động dừng 2 tổ máy, tổ máy số 3 tiếp tục phát điện ở mức tối thiểu 15MW nhằm đảm bảo cung cấp nước cho hạ du và cung cấp điện cho đời sống của người dân cũng như đưa dần mực nước hồ lên trên mực nước chết. Đồng thời cũng phải đảm bảo điều tiết liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Cho đến thời điểm hiện nay, Công ty CP Thủy điện Thác Bà đang tiếp tục theo dõi tổ máy số 3, vì khi chạy dưới mực nước chết thì độ rung lắc, nguy cơ nứt cánh tua bin… nên phải theo dõi 24/24.

Ông Cường thông tin thêm: Theo công suất mỗi tổ máy là 40MW, tuy nhiên do 2 tổ máy phải dừng phát điện do thiếu nước, tổ máy số 3 hoạt động ở mức tối thiểu đạt 15MW/h, nên sản lượng điện trong tháng 5 chỉ bằng 1/10 cùng kỳ của năm 2022, (chỉ đạt 2 triệu kWh trong khi tháng 5/2022 là 20 triệu kWh).

Lòng hồ bị thu hẹp, tàu thuyền di chuyển gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Lòng hồ bị thu hẹp, tàu thuyền di chuyển gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Người nuôi thủy sản gặp khó khi nước hồ xuống thấp.

Bà Đào Thị Thanh Hiền - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Yên Bình nói: Nhiều tháng nay, mực nước hồ Thác Bà xuống thấp, nước cạn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành điện, việc tưới tiêu ở khu vực hạ lưu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà.

Hiện nay, trên khu vực lòng hồ thủy điện Thác Bà thuộc địa phận huyện Yên Bình có gần 2.000 lồng nuôi cá của hàng trăm hộ dân đang nuôi trồng. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi cá lồng trong giai đoạn chuyển mùa, phòng NN-PTNT huyện Yên Bình đề nghị các xã tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân kiểm tra, theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi để bảo đảm lưu tốc dòng chảy, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, xử lý triệt để thức ăn dư thừa hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước, cải thiện môi trường nuôi, sử dụng vôi bột cho vào túi treo lên các góc của lồng cá để khử trùng, đi chuyển lồng nuôi đến những vị trí có dòng chảy, sử dụng máy sục oxy để tăng hàm lượng oxy cho cá.

Ông Trần Văn Toản ở thôn Đồng Tâm, xã Phúc An, huyện Yên Bình chia sẻ, ở một trong những địa phương có số lượng lồng cá lớn với 80 lồng cá các loại, thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi trồng thủy sản của các hộ dân nơi đây. Nguồn lợi thủy sản ở lòng hồ là thức ăn chính cho cá. Nay nước cạn, nguồn lợi thủy sản này không thể khai thác được, gia đình nào cũng phải bỏ tiền mua thức ăn cho cá. Cùng với việc thiếu thức ăn, nước cạn dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh trên cá ngày càng tăng. Nước ít, lượng ô xy trong nước thấp, ngưng đọng nhiều bùn bẩn gây bất lợi cho cá. Nếu mưa xuống, nước ở trên đồi chảy xuống gây sục bùn. Do vậy, người nuôi cá thường xuyên phải di chuyển lồng ra lòng hồ phòng dịch bệnh.

Người dân nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Người dân nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tuấn Anh.

Bà Nguyễn Thị Hà ở tổ 13 thị trấn Yên Bình cho hay, gia đình bà làm nghề nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà đã gần 10 năm nay nhưng chưa năm nào lại gặp khó khăn như bây giờ do mực nước hồ xuống quá thấp. Đây cũng là mức thấp chưa từng có trong nhiều năm qua.

"Để đảm bảo mực nước an toàn cho các lồng cá, tôi đã phải di chuyển 80 lồng cá từ xã Thịnh Hưng về thị trấn Yên Bình với khoảng cách hơn 10km đường thủy trong vòng 15 ngày. Để thuận tiên cho việc vận chuyển thức ăn và điện sinh hoạt gia đình tôi đã phải bỏ ra hơn 400 triệu đồng đầu tư đường giao thông cũng như kéo điện lưới từ đất liền ra khu vực chăn nuôi của gia đình", bà Hà cho biết.

Nắng nóng kéo dài khiến các nguồn nước đầu nguồn về rất thấp. Theo báo cáo của Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà, thời điểm này, mực nước hồ đang dao động từ 45 đến 46m, thấp hơn mực nước chết 15cm đến 20cm.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất