| Hotline: 0983.970.780

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Học sinh thích thú với đề thi Ngữ văn

Thứ Tư 07/07/2021 , 13:16 (GMT+7)

Đề thi Ngữ văn có phần phân hóa dành cho thí sinh khá giỏi là nhận xét đánh giá đoạn thơ 'Sóng' của Xuân Quỳnh, từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính.

Đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Đề thi môn Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Với thời gian làm bài thi 120 phút, sáng 7/7 thí sinh trên cả nước đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Đây là môn thi theo hình thức nghị luận. Ngữ văn cũng là môn duy nhất thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài. 

Trong 120 phút môn Ngữ văn, đề chia làm hai phần, phần đọc hiểu 3 điểm, phần làm văn chiếm 7 điểm. Đề thi năm nay bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh được đưa vào, chiếm 5 điểm.

Nhiều thí sinh, tỏ ra thích thú với câu hỏi phần nghị luận xã hội, bàn về một vấn đề thiết thực trong cuộc sống, phù hợp với phần lớn học sinh, đó là sự cần thiết phải cống hiến. Chủ đề này được đánh giá phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay, khi đất nước luôn cần sự cống hiến của mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

"Đề thi diễn tả dòng sông chảy ra biển suốt cả cuộc đời. Con người muốn đi đến thành công thì phải vượt qua nhiều khó khăn. 

Dòng sông thì chảy, nhưng cuộc đời con người thì hữu hạn nên phải biết trân trọng cuộc sống. Muốn đi đến thành công thì phải vượt qua gian khổ, không được nản lòng. 

Đối với câu nghị luận xã hội, đề đặt ra "sống phải biết cống hiến", thí sinh Uyên Nhi, Trường THPT Trưng Vương liên hệ tới tình hình dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành thì nhiều sinh viên sẵn sàng làm tình nguyện viên sẵn sàng đến những vùng có dịch để hỗ trợ. Sau khi hoàn thành kỳ thi này, Uyên Nhi cho biết, em cũng mong muốn có cơ hội được tham gia vào đội tình nguyện viên hỗ trợ cho công tác chống dịch Covid-19 của TP.HCM.

Tương tự, thí sinh Đỗ Ngọc Trân, Trường THPT Trưng Vương cũng cảm thấy thích thú với phần nghị luận xã hội của môn Ngữ văn Tốt nghiệp THPT 2021.

"Theo em phần đọc hiểu hơi dài so với mấy năm trước, còn phần nghị luận xã hội vừa sức với mình, và đúng với thực tế hiện tại của đất nước đang phải chống dịch Covid-19. Câu "cống hiến hết mình", có nhiều trong thực tế để đưa ra dẫn chứng để đưa vào bài thi, em đưa hình ảnh của các anh chị sinh viên Hải Dương vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch Covid-19, hay như hình ảnh bác sĩ ở Bắc Giang đã cắt mái tóc dài để lên đường chống dịch, hay như tất cả mọi người cùng chung tay đóng góp quỹ vacxin phòng Covid-19...", Ngọc Trân chia sẻ.

Đánh giá về bài thi Ngữ văn của mình, Đỗ Ngọc Trân cho biết, em có thể đạt 70-80% bài thi.

Với vai trò là một học sinh, thí sinh Đỗ Ngọc Trân cho rằng, "cống hiến" ở thời điểm hiện tại là mình hạn chế tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc, đảm bảo 5K để cùng góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Cố gắng học online để vừa trau dồi kiến thức trong thời gian nghỉ dịch.

Đánh giá về đề thi Ngữ văn năm nay, cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên Văn trường THPT Đào Sơn Tây (Thành phố Thủ Đức, TP.HCM) cho rằng, đề không có gì đánh đố học sinh, tuy nhiên phần đọc hiểu có sự phân loại học sinh rõ ràng.

“Phần đọc hiểu và phần nghị luận xã hội rất hay, nói con người sống phải biết cống hiến, biết hy sinh... Đề đòi hỏi sự sáng tạo, sự chiêm nghiệm và cảm nhận của học sinh, từ đó học sinh có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình. Với đề này, để đạt được điểm 5-6 cũng không phải là dễ đối với nhiều thí sinh. Do đó, những thí sinh thi đợt 2 phải hết sức lưu ý”, cô Nguyễn Thu Trang nói.

Còn thầy Nguyễn Văn Đúng, Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cho rằng, đề ra bám sát cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD-ĐT năm nay. Điểm sáng của đề thi là phần đọc - hiểu không khó, vừa sức với học sinh, kể cả trung bình - khá. Bộ GD-ĐT không ra câu hỏi yêu cầu về biện pháp tu từ và tác dụng/ hiệu quả thì thí sinh ít bị mất điểm.

Ở phần nghị luận xã hội, câu lệnh yêu cầu quá rõ ràng, vấn đề dễ dàng viết được, rơi vào phần trọng tâm mà thầy cô đã nhiều lần nhấn mạnh thí sinh chú ý, đặc biệt với bối cảnh xã hội hiện nay. Dẫn chứng các em dễ dàng lấy được. Luận điểm yêu cầu của đề tích cực và có tác động lớn đối với thí sinh và xã hội (người đọc nói chung). Phần này học sinh dễ dàng lấy 1,25 -1,5 điểm.

"Các em thiếu dẫn chứng và bài học hành động; thậm chí thiếu giải thích “sống cống hiến” là gì sẽ khó có điểm cao, giúp phân hóa học sinh rõ ràng", thầy Nguyễn Văn Đúng nói.

Riêng phần nghị luận văn học, theo thầy Nguyễn Văn Đúng, uu điểm là yêu cầu rõ ràng, học sinh dễ định hướng, đoạn văn không quá dài. Có phần phân hóa dành cho thí sinh khá giỏi ở phần nhận xét đánh giá đoạn thơ và từ đó nhận xét về vẻ đẹp nữ tính…

"Điều hơi tiếc, nếu như phần nghị luận văn học đề cho ra khổ 7-8-9 (3 khổ cuối bài thơ) thì sẽ hay hơn. Bởi vì lúc này mạch đề sẽ theo chủ đề "Điều giản dị - khao khát hiến dâng (cống hiến). 

Phổ điểm xoay quanh 6-7 điểm. Đề phân hóa được thí sinh, đảm bảo đúng tiêu chí vừa để tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học", thầy Nguyễn Văn Đúng nhận định.

Tại điểm thi Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), thí sinh Nguyễn Hoàng Dũng, học sinh Trường Quốc tế Á châu cho rằng, đề thi với em vừa phải, không khó, em hoàn thành và dự đoán được khoảng trên 8 điểm. Đề Văn đề cập vấn đề thực tế là sống cống hiến, nó cũng mang tính giáo dục cho chúng em. Ngoài ra, em cũng đã ôn tập kĩ về bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh và làm bài khá tốt.

Sau buổi thi môn Ngữ văn, nhìn chung thí sinh có tâm lý hào hứng, chuẩn bị cho buổi thi chiều 7/7, với môn Toán.

Xem thêm
Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới

Hiện nay, truyền thông về quyền con người, thông tin đối ngoại đã được triển khai mạnh mẽ với sự quan tâm chỉ đạo, tham gia đóng góp của cả hệ thống chính trị.

Số hóa thị trường nông sản thông qua phần mềm AgriDataGo

AgriDatatGo là phần mềm giúp bà con nhanh chóng tiếp cận với thị trường mà sản phẩm hướng tới, cũng như cách thức để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường đó.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.