| Hotline: 0983.970.780

Học viện Nông nghiệp Việt Nam khai giảng năm học 2020-2021

Chủ Nhật 18/10/2020 , 08:39 (GMT+7)

Ngày 16/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ Khai giảng năm học mới 2020-2021.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HG.

Bà Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HG.

GS. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam cho biết, trong năm học vừa qua, với sự nỗ lực quyết tâm cao của cán bộ viên chức (CBVC) và sinh viên Học viện cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị.

Điều đó thể hiện trên các mặt công tác sau: Về công tác đào tạo, Học viện đã quyết tâm chỉ đạo, công tác đào tạo, xây dựng và triển khai đề án nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập cho sinh viên, không ngừng nâng cao kiến thức thực tiễn cho sinh viên thông qua việc tăng cường thực tập môn học, thực tập tốt nghiệp.

Học viện không ngừng hoàn thiện chuẩn đầu ra của riêng sinh viên Học viện, sinh viên của Học viện không chỉ giỏi về chuyên môn, ngoại ngữ mà còn giỏi về kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết vấn đế, kỹ năng phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hội nhập quốc tế…

Hầu hết sinh viên của Học viện đều xác định đúng đắn động cơ và mục đích học tập, không ngừng phấn đầu rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Sự nỗ lực của các thầy. cô giáo và các em sinh viên được thể hiện bằng kết quả đào tạo, tỷ lệ sinh viên của Học viện thường đạt tỷ lệ trên 90% có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp.

Năm 2020, Học viện đang tuyển sinh và đào tạo 48 ngành đào tạo trình độ đại học, 22 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 18 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có nhiều ngành truyền thống giữ vị trí tiên phong như Thú y, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Kế toán, v.v; có nhiều ngành mới mở đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ CMCN4.0 như Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Nông nghiệp công nghệ cao, Quản lý và phát triển du lịch....

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, công tác tuyển sinh Đại học gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Học viện vẫn tuyển được gần 5000 sinh viên hệ chính quy khóa 65.

Cùng đó, Học viện đã thông báo 96 chương trình quốc tế gồm học bổng, tài trợ nghiên cứu, tập huấn, hội nghị, hội thảo, du học, thực tập nghề nghiệp. Học viện triển khai 43 chương trình quốc tế cho sinh viên của Học viện.

Kết quả Học viện nhận được 55 học bổng hỗ trợ sinh viên học tập, nghiên cứu do các Quỹ Học bổng Aeon Mall 1%, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Hàn, Viện hóa học SEAWATER,...tài trợ.

Học viện cũng tiếp nhận một số học bổng du học như 01 học bổng sinh viên thủ khoa và 01 học bổng cao học tại Trường ĐH Nông nghiệp Tokyo, Nhật Bản và 03 học bổng Á khoa của Trường Đại học Bách khoa Tây Nam Trung Quốc tài trợ.

Giám đốc Học viện trao bằng khen cho tân sinh viên Thủ khoa và Á khoa. Ảnh: HG .

Giám đốc Học viện trao bằng khen cho tân sinh viên Thủ khoa và Á khoa. Ảnh: HG .

Bà Lan cho biết thêm, Học viện đã cử 442 sinh viên tham gia các chương trình trao đổi, học tập, nghiên cứu, thực tập nghề nghiệp, kỹ sư, thực tập sinh ngắn hạn, làm thêm hè,…tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Áo, Đài Loan,…và tiếp nhận 104 sinh viên trao đổi, thực tập sinh đến từ Nhật Bản, Indonesia, Belarus, Cộng hòa Séc, Úc, và các nước EU...

Trong năm 2019, số lượng lưu học sinh đang học tập tại Học viện là 112 sinh viên đến từ Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Angola và Mozambique. Học viện tiếp nhận mới thêm 17 lưu học sinh và đã công nhận tốt nghiệp cho 41 lưu học sinh các bậc học. Số lượng lưu học sinh Lào chiếm hơn 62% tổng số lưu học sinh học tập tại Học viện.

Thay mặt cho toàn thể CBVC và các em sinh viên khóa trước, Giám đốc Học viện Nguyễn Thị Lan nhiệt liệt chào mừng các em sinh viên khóa 65, nguồn sinh khí mới của Học viện. Giám đốc Học viện mong các em hãy nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với môi trường mới, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt và học tập, xác định mục tiêu và động cơ học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn: Học chữ, học nghề, học làm người.

Tại buổi lễ, Á khoa Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phạm Quỳnh Trang chia sẻ: em chọn thi vào Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam vì đây là một ngôi trường với bề dày hơn 64 năm xây dựng và phát triển với các ngành học rất đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội tại mỗi thời kỳ lịch sử.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn là một ngôi trường với nhiều thành tích rất đáng tự hào trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nơi có thể chắp cánh cho em bay tới những đỉnh cao mới của khoa học và công nghệ.

"Việc theo học dưới mái trường này sẽ giúp em có những nền tảng vững chắc nhất về kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp. Hoạt động Đoàn, Hội cũng là một điểm nổi bật của Học viện, nơi em có điều kiện trải nghiệm cuộc sống sinh viên, rèn kỹ năng mềm… để phát triển toàn diện. Cùng đó là rất nhiều phần học bổng cho các tân sinh viên như bọn em", Á khoa Trang bộc bạch.

Trao học bổng KITANO - Nhật Bản cho các tân sinh viên K65 đạt đủ điều kiện. Ảnh: HG.

Trao học bổng KITANO - Nhật Bản cho các tân sinh viên K65 đạt đủ điều kiện. Ảnh: HG.

Thay mặt toàn bộ tân sinh viên K65, Thủ khoa của Học viện Dương Xuân Anh cho biết: “Tiếp nối thế hệ sinh viên đi trước, chúng em xin hứa sẽ nỗ lực phát huy truyền thống tốt đẹp của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong hơn 64 năm qua.

Những gì đã qua và những gì sắp đến với chúng ta là tươi đẹp những bề bộn, trong lòng chúng ta hồi hộp và lo lắng đan xen. Chúng ta hãy cùng nỗ lực học tập và rèn luyện để có năng lực đáp ứng thị trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế tri thức toàn cầu và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Chúng em xin hứa sẽ nỗ lực không ngừng để thực hiện sống động lời dạy của Bác Hồ khi Người về thăm Học viện Nông nghiệp Việt Nam hơn 60 năm về trước: “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng, để tiến bộ mãi”.

Để rồi sau này, chúng em sẽ viết tiếp trang truyền thống vẻ vang của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, xứng đáng với sự tin tưởng, kì vọng của gia đình, thầy cô và xã hội”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm