| Hotline: 0983.970.780

Hơn 90 nghìn tấn rau màu Hải Dương có nguy cơ ‘mắc kẹt’

Thứ Tư 17/02/2021 , 16:19 (GMT+7)

Hàng chục nghìn tấn cà rốt, cùng nhiều nông sản khác của Hải Dương có nguy cơ ách tắc tiêu thụ, nhất là sau khi Hải Phòng ngừng tiếp nhận hàng hóa từ Hải Dương.

Ông Nguyễn Đức Thuật, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính (Cẩm Giàng, Hải Dương) cho biết: Vụ đông 2020 – 2021, tổng sản lượng cà rốt của HTX tại địa bàn xã Đức Chính khoảng 18 nghìn tấn.

Ngoài ra, nông dân xã Đức Chính còn thuê đất tại các huyện khác trong tỉnh Hải Dương và một số tỉnh khác để trồng cà rốt với sản lượng khoảng 50 nghìn tấn nữa.

Đến thời điểm này, mới chỉ có khoảng 30% diện tích cà rốt của HTX đã thu hoạch, còn lại 70% (khoảng 50 nghìn tấn) vẫn chưa thu hoạch nhưng đã được các doanh nghiệp, thương lái đặt cọc để thu mua (chủ yếu để xuất khẩu).

Hàng chục nghìn tấn cà rốt của Hải Dương đang đối mặt với khó khăn, ách tắc tiêu thụ. Ảnh: Lê Bền

Hàng chục nghìn tấn cà rốt của Hải Dương đang đối mặt với khó khăn, ách tắc tiêu thụ. Ảnh: Lê Bền

Trước việc TP Hải Phòng dừng tiếp nhận tất cả công dân và hàng hóa từ tỉnh Hải Dương về Hải Phòng, ông Nguyễn Đức Thuật lo lắng cho biết: Năm nay, cà rốt của HTX Đức Chính vẫn nhận được các đơn hàng xuất khẩu khá tốt sang nhiều thị trường như Malaysia, Nhật Bản, các nước Trung Đông. Hiện tại, mỗi ngày HTX có khoảng từ 30-35 container (tương đương khoảng 800 tấn/ngày) phải vận chuyển qua địa bàn TP Hải Phòng để xuất khẩu bằng đường biển sang các nước.

Vì vậy, với việc Hải Phòng áp dụng quy định “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không nhận hàng hóa từ tỉnh Hải Dương về Hải Phòng, đồng nghĩa với nguy cơ hàng chục nghìn tấn cà rốt của HTX sẽ bị ngưng trệ hoạt động xuất khẩu.

“Cà rốt không quá lo lắng về áp lực quá lứa thu hoạch, nhưng lo nhất là sẽ bị lỡ các đơn hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó nếu không thu hoạch kịp, gặp mưa cà rốt sẽ rất có nguy cơ bị hỏng”, ông Nguyễn Đức Thuật ái ngại.

Tại huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch UBND huyện cho biết qua kiểm tra thực tế, việc tiêu thụ nông sản, nhất là rau màu vụ đông 2020 – 2021 trên địa bàn huyện đã bắt đầu có những khó khăn.

Tại vùng trồng su hào trọng điểm ở xã Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ), các thương lái cho biết hiện một số bạn hàng tại các tỉnh như Quảng Ninh, TP Hải Phòng, thậm chí cả các tỉnh miền Trung, miền Nam đã bắt đầu ngừng nhận hàng do lo ngại khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ.

“Su hào lớn rất nhanh. Hiện một số diện tích củ đã lớn 1,5 kg/củ. Nếu thời gian tới thương lái các tỉnh ngưng nhận hàng, tình hình tiêu thụ sẽ rất gay go”, bà Hà lo ngại.

Trước đó, ngày 16-2, UBND TP Hải Phòng đã ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố tại cuộc làm việc với 5 huyện giáp ranh tỉnh Hải Dương.

Theo đó, chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu trong thời gian tỉnh Hải Dương giãn cách xã hội từ ngày 162 đến 3/3, TP Hải Phòng dừng tiếp nhận tất cả công dân và hàng hóa từ tỉnh Hải Dương về Hải Phòng.

Hải Dương là vựa sản xuât rau màu vụ đông, cung cấp cho nhiều địa phương khác, trong đó có 2 địa phương lân cận là TP Hải Phòng và Quảng Ninh. Ảnh: Lê Bền

Hải Dương là vựa sản xuât rau màu vụ đông, cung cấp cho nhiều địa phương khác, trong đó có 2 địa phương lân cận là TP Hải Phòng và Quảng Ninh. Ảnh: Lê Bền

Trước tình hình một số tỉnh, thành (trong đó có TP Hải Phòng) siết chặt công tác phòng chống dịch Covid-19, kiểm soát chặt chẽ người và hàng hóa đến từ tỉnh Hải Dương, khiến việc thông thương hàng hóa, nông sản gặp trở ngại, ngày 16/2, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, UBND TP Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành có cửa khẩu nhằm tháo gỡ.

Theo UBND tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện còn 4.087 ha rau vụ Đông đang đến kỳ thu hoạch với sản lượng khoảng 90.767 tấn phục vụ cho nội địa và xuất khẩu. Trong đó, sản lượng hành khoảng 55.902 tấn, cà rốt 26.766 tấn (trong đó 90% xuất khẩu), rau bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại khoảng 8.100 tấn (70% tiêu thụ nội địa)…

UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quan tâm, chỉ đạo các đơn vị có liên quan tạo điều kiện, cho phép các phương tiện, người lái xe, người giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương được ra, vào các địa phương (khi đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng dịch theo quy định) để lưu thông hàng hóa, kịp thời tiêu thụ và thông quan xuất khẩu theo đúng kế hoạch…

Không 'ngăn sông cấm chợ'

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021 ngày 2/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định: Tinh thần dứt khoát không “ngăn sông cấm chợ”. TP. Chí Linh (Hải Dương) mặc dù bị phong tỏa nhưng hàng hóa của Chí Linh vẫn được ra vào và phải có biện pháp phòng dịch. Lái xe ra vào phải có kiểm soát.

Hàng hóa, nông sản, thực phẩm của bà con Hải Dương vẫn được vận chuyển qua địa phận Hải Phòng, Quảng Ninh hoặc tiêu thụ trong địa bàn tỉnh nhưng phải phòng, chống dịch chứ không cấm xe qua lại.

“Chúng ta không chủ quan khinh suất nhưng cũng không làm quá phức tạp tình hình vì cả nước vẫn phải thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch hiệu quả nhưng vẫn phải thúc đẩy phát triển, khôi phục sản xuất, phát triển xã hội”, người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm