| Hotline: 0983.970.780

Nông sản bị ngăn sông cấm chợ do dịch Covid-19, Chủ tịch Hải Dương ‘kêu cứu’

Thứ Tư 17/02/2021 , 01:26 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa ký văn bản gửi Bộ Công Thương, TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành có cửa khẩu tạo điều kiện thông thương hàng hóa.

Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Ảnh: HDGOV.

Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Ảnh: HDGOV.

Trước tình hình 1 số tỉnh, thành siết chặt công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó kiểm soát chặt chẽ người và hàng hóa đến từ tỉnh Hải Dương, khiến việc thông thương hàng hóa, nông sản gặp trở ngại, ngày 16/2, ông Nguyễn Dương Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, UBND TP Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành có cửa khẩu đề nghị tạo điều kiện.

Theo ông Thái, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm… cơ bản đã tổ chức triển khai sản xuất, kinh doanh, do vậy nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản thực phẩm, nguyên vật liệu sản xuất, xuất, nhập khẩu hàng hoá trở lại hoạt động tăng nhiều sau kỳ nghỉ Tết.

Đối với nông sản, trên tỉnh Hải Dương còn 4.087 ha rau vụ Đông đang đến kỳ thu hoạch với sản lượng khoảng 90.767 tấn phục vụ cho nội địa và xuất khẩu. Trong đó, hành chiếm khoảng 55.902 tấn, rốt 26.766 tấn, rau bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại 8.100 tấn.

Hơn 4.087 ha rau vụ Đông tại Hải Dương phục vụ nội địa và xuất khẩu đang đến kỳ thu hoạch đang có nguy cơ 'vỡ trận' do lưu thông khó khăn. Ảnh: Minh Khoa.

Hơn 4.087 ha rau vụ Đông tại Hải Dương phục vụ nội địa và xuất khẩu đang đến kỳ thu hoạch đang có nguy cơ 'vỡ trận' do lưu thông khó khăn. Ảnh: Minh Khoa.

Tuy nhiên, khi tình hình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt, sau khi tỉnh Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh, một số tỉnh, thành phố giáp ranh Hải Dương không cho xe hàng của Hải Dương đi qua, kể cả việc sang tải tại các chốt giáp ranh khiến hàng hóa đi tiêu thụ bị ngưng trệ.

"Để thực hiện đúng nội dung Chỉ thị số 05/CT-TTG ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chỉ đạo 'Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất', UBND tỉnh Hải Dương trân trọng đề nghị Bộ Công Thương, UBND TP. Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quan tâm, chỉ đạo các đơn vị có liên quan, các chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tạo điều kiện, cho phép các phương tiện, người lái xe, người giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương được ra, vào các địa phương (đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng dịch theo quy định) để lưu thông hàng hóa, kịp thời tiêu thụ và thông quan xuất khẩu theo đúng kế hoạch", văn bản do ông Nguyễn Dương Thái ký nêu rõ.

Một số địa phương siết chặt việc quản lý người và phương tiện từ Hải Dương:

TP Hải Phòng: Đã quyết định tạm dừng tiếp nhận hàng hóa và người đến từ Hải Dương trong thời gian tỉnh Hải Dương thực hiện giãn cách xã hội. Trường hợp cố tình vào Hải Phòng sẽ phải cách ly tập trung và tự trả chi phí cách ly.

Tỉnh Quảng Ninh: Khuyến cáo người dân Quảng Ninh đang ở Hải Dương cần ở nguyên tại chỗ để thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách toàn xã hội tại đây, những người vẫn đi về Quảng Ninh sẽ phải cách ly y tế tập trung theo quy định. Riêng các phương tiện vận tải hàng hóa đến Quảng Ninh từ các địa bàn trên chỉ cho phép mỗi xe có 1 lái xe được phép vào Quảng Ninh khi có đầy đủ giấy tờ về nhân thân, hàng hóa, khai báo y tế.

Tỉnh Bắc Giang: Tăng cường nhân lực, vật lực chốt chặn các khu vực giáp ranh với tỉnh Hải Dương, trong đó, huyện Lục Nam là trọng điểm. Trên tuyến quốc lộ 37 thuộc địa bàn thôn Bưởi, xã Đan Hội tiếp giáp với tỉnh Hải Dương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Lục Nam đã thiết lập một chốt kiểm soát dịch tại dốc Bưởi để cấm tất cả người và phương tiện lưu thông qua khu vực này.

Tỉnh Bắc Ninh: Có công văn khẩn gửi các Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn triển khai rà soát, lập danh sách những trường hợp từng đến hoặc về từ huyện Cẩm Giàng, tinh Hải Dương trong thời gian từ ngày 15/1/2021 đến nay thực hiện khai báo y tế, được lấy mẫu thử nghiệm SARS-CoV-2.

Tỉnh Thái Bình: Đã chỉ đạo hoạt động trở lại 7 Tổ công tác liên ngành tại 7 khu vực cầu, cửa ngõ vào tỉnh Thái Bình, gồm: Cầu Tân Đệ, cầu Nghìn, cầu Hiệp, cầu Thái Hà, cầu Triều Dương, cầu La Tiến, cầu Sông Hóa để kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19.

Tỉnh Hưng Yên: Quyết định tổ chức xét nghiệm đối với tất cả người từ huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) về Hưng Yên từ ngày 15/1/2021. Đồng thời xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo y tế, không đeo khẩu trang và vi phạm quy định phòng, chống dịch khác theo quy định.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm