| Hotline: 0983.970.780

Hồng sấy gió công nghệ Nhật Bản

Thứ Tư 18/01/2017 , 14:05 (GMT+7)

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2017, sản phẩm hồng sấy áp dụng công nghệ Nhật Bản của các cơ sở chế biến hồng tươi tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) rơi vào tình trạng khan hiếm, mặc dù giá bán không hề rẻ.

Dù giá bán khá cao nhưng hồng sấy Đà Lạt vẫn được nhiều người lùng mua.

11-40-11_nh-1-hong-sy-gio
Các cơ sở chế biến hồng sấy gió đang tất bật chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu Tết

 

Thị trường trái cây Tết Nguyên đán 2017 vô cùng nhộn nhịp với rất nhiều sản phẩm, đa dạng cả về chất lượng, hình thức và giá bán. Trong đó, đặc sản hồng sấy Đà Lạt dù có giá bán khá cao, có khi lên tới 500.000đ/kg nhưng luôn “cháy hàng” vì nổi tiếng thơm ngon, để được lâu mà không hề dùng tới hóa chất bảo quản.

Theo khảo sát, một ký hồng treo đang được các cơ sở chuyên chế biến hồng sấy tại Đà Lạt bán với giá sỉ từ 420- 450.000 đồng/kg, tăng 100.000 đồng/kg so với một tháng trước. Nguyên nhân do hiện đang vào cuối mùa hồng Đà Lạt, sản lượng trái hồng giảm mạnh trong khi nhu cầu tăng mạnh dịp Tết. 

Ông Trần Phú Lộc, GĐ Doanh nghiệp chế biến nông sản Shin Sang, địa chỉ ở 28 đường 3 tháng 4, TP Đà Lạt cho biết, đây là đợt cuối cơ sở của ông chế biến hồng treo với khoảng 3 tấn hồng tươi, gồm các loại như hồng vuông tứ hải, hồng trứng lốc, trứng láng… Tuy nhiên do nhu cầu tăng cao trong dịp Tết nên cơ sở của ông không đủ hồng cung cấp cho thị trường.

Hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản là sản phẩm được sấy khô bằng gió và nắng tự nhiên. Khi trái hồng thu hoạch về sẽ được gọt vỏ và để lại cuống, sau đó trái hồng được sấy trong lò vài tiếng đồng hồ rồi được treo lên cao bằng những móc treo.

11-40-11_nh-2-hong-sy-gio
Hồng sấy gió theo công nghệ Nhật Bản không sử dụng chất bảo quản, phụ gia

 

Trong nhà sấy hồng luôn được duy trì mức nhiệt độ từ 25 - 30 độ C và độ ẩm khoảng 50% (nhiều cơ sở phải dùng máy và quạt để duy trì độ ẩm) sau khoảng 3 tuần, trái hồng sẽ từ từ khô lại. 

Thông thường, để có được 1 kg hồng khô treo sẽ cần khoảng 7 - 8 kg hồng trái tươi nên giá bán thường cao hơn hồng sấy truyền thống từ 2 - 3 lần. Tuy nhiên sản phẩm này có vị thơm tự nhiên, ngọt thanh và hầu như không độc hại do được sấy trong môi trường tự nhiên.

Để làm ra được loại đặc sản này, doanh nghiệp sản xuất phải thu mua hồng vuông và hồng trứng đã chín ngay tại các vùng trồng hồng theo phương thức tự nhiên, không sử dụng hóa chất BVTV ở Đà Lạt để bảo đảm chất lượng đầu vào của nguyên liệu.

Sau khi đã qua quá trình tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng, những trái hồng đạt chuẩn sẽ được đưa vào sơ chế, loại bỏ tạp chất và bụi bẩn bằng nước sạch và bàn chải chuyên dùng rồi chuyển qua giai đoạn diệt khuẩn. Tiếp đến, hồng được cho vào máy gọt vỏ, treo lên dây và đưa vào phòng vô trùng để sát khuẩn, chống nấm mốc và hơi ẩm.

11-40-11_nh-3-hong-sy-gio
1kg hồng sấy gió có giá bán sỉ lên đến 450.000 đ/kg vẫn cháy hàng dịp Tết 2017

 

Do sấy theo phương pháp đặc biệt nên hồng dẻo Đà Lạt có giá đắt hơn hồng sấy thông thường. Nếu như hồng sấy theo phương pháp truyền thống giá chỉ từ 200 – 250.000đ/kg thì hồng sấy kiểu này có giá dao động từ 400 –  420.000đ/kg nhưng lúc nào cũng trong tình trạng cầu vượt cung.

Tại phòng sấy, hồng treo Đà Lạt được sấy khô ở nhiệt độ 500 – 600 độ C trong vòng 3 tiếng.

Hồng sấy sau đó được treo thành từng dây và tiếp tục được sấy khô tự nhiên bằng nắng và gió trời theo công nghệ Nhật Bản, không qua tẩm ướp hóa chất bảo quản nên vẫn giữ nguyên được hương vị thơm ngon.

Sau khi phơi khoảng 3 tuần, hồng tươi sẽ chuyển thành những trái hồng khô thơm dẻo, mật quả đặc quánh bao quanh rất hấp dẫn.

Thành phẩm hồng sấy Đà Lạt sau đó được đóng hộp và hút chân không để tăng thời gian bảo quản và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Nhờ quy trình sản xuất hiện đại này, hồng treo Đà Lạt vừa giữ được màu sắc tươi tắn và hương thơm tự nhiên như hồng chín cây, vừa có độ dẻo ngọt hấp dẫn mà lại không lo nhanh hư thối. Do đó, đặc sản Tết 2017 này rất được lòng khách hàng cả nước.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm