| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên thêm nhiều chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

Thứ Ba 05/05/2020 , 21:28 (GMT+7)

Ngoài những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hưng Yên đang triển khai thêm chính sách đặc thù hỗ trợ những người yếu thế sớm ổn định cuộc sống do tác động của Covid-19.

Để chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ hỗ trợ của Chính phủ được kịp thời, Hưng Yên đã triển khai ngay công tác rà soát, tổng hợp. Ảnh: Hưng Giang.

Để chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ hỗ trợ của Chính phủ được kịp thời, Hưng Yên đã triển khai ngay công tác rà soát, tổng hợp. Ảnh: Hưng Giang.

Ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trước đó, Chính phủ có nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Cụ thể, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng.

Để chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 từ hỗ trợ của Chính phủ được kịp thời, Hưng Yên triển khai ngay công tác rà soát, tổng hợp.

Theo tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị tác động của dịch Covid-19, nhất là các doanh nghiệp may mặc, giày da, điện tử xuất khẩu hàng hóa đi các nước: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu…

Có doanh nghiệp đã phải cắt giảm thời gian làm việc khoảng 30% do thiếu đơn hàng. Những doanh nghiệp chưa bị tác động lớn thì cũng giãn ca để bảo đảm phòng dịch, an toàn cho người lao động.

Mặc dù Chính phủ và tỉnh đã có hàng loạt giải pháp, chính sách hỗ trợ, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp như: Tạm dừng đóng bảo hiểm, thuế, phí; yêu cầu ngân hàng giảm, giãn nợ… nhưng nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, các quốc gia trên thế giới không đồng loạt có động thái tích cực để duy trì ổn định sản xuất thì các doanh nghiệp cũng không thể trụ vững, gây áp lực cho công tác an sinh xã hội bởi hàng loạt NLĐ giảm việc, mất việc, không duy trì được thu nhập. 

Cụ thể, tính đến tháng 4/2020, toàn tỉnh có 145 doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 với số lao động ảnh hưởng gần 16 nghìn người. Đối với nhóm đang hưởng trợ cấp, tính đến ngày 31/3, toàn tỉnh có 24.104 người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi; 50.073 người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; số người thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo là trên 40 nghìn người.

Đặc biệt, bên cạnh việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch triển khai gói hỗ trợ đặc thù cho một số nhóm yếu thế trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Hưng Yên sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho những đối tượng khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng với khoảng gần 3.700 đối tượng.

Cùng với đó, tỉnh Hưng Yên sẽ hỗ trợ cho người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp hàng tháng, không thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng. Dự kiến mức trợ cấp xã hội hàng tháng bằng 50% mức chuẩn trợ cấp xã hội theo quy định. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách cho 2 nhóm đối tượng này dự kiến khoảng 28 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngày 14/4, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ phát động vận động toàn dân ủng hộ gạo, hỗ trợ hộ nghèo, hộ thuộc vùng thiết lập cách ly để phòng, chống dịch Covid-19.

Bên cạnh việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch triển khai gói hỗ trợ đặc thù cho một số nhóm yếu thế trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hưng Giang.

Bên cạnh việc triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng kế hoạch triển khai gói hỗ trợ đặc thù cho một số nhóm yếu thế trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hưng Giang.

Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng tỉnh cùng đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid–19. 

Ngay từ đầu tháng 2/2020, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hưng Yên đã có văn bản triển khai đến các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN và của tỉnh về công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đồng thời, ngành Ngân hàng đã có văn bản đề nghị các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phối hợp hỗ trợ các TCTD triển khai thực hiện các giải pháp xử lý rủi ro, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại theo quy định.

Các TCTD trong tỉnh chủ động rà soát, thống kê dư nợ vay bị thiệt hại để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình xử lý, tháo gỡ khó khăn về hoạt động vay vốn.

Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm bảo đảm thực hiện đúng chính sách, không để xảy ra việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Tính đến tháng 4/2020, các TCTD của Hưng Yên tổng hợp có khoảng 16.000 tỷ đồng dư nợ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tập trung nhiều ở các lĩnh vực như: Nông nghiệp, thủy sản; xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; hoạt động kinh doanh bất động sản…

UBND tỉnh Hưng Yên và các ngành chức năng đã tập trung triển khai các giải pháp của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp: Đối với Sở Công thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp; khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động nắm bắt công nghệ để thay thế, sửa chữa các dây chuyền sản xuất; bố trí lại hoạt động sản xuất, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động; tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ để trong tương lai các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu, hạn chế phụ thuộc vào các thị trường lớn; tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước, các khu vực ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất