| Hotline: 0983.970.780

Huyện Cái Nước đối thoại với tiểu thương

Thứ Ba 22/05/2018 , 08:23 (GMT+7)

Như NNVN đã đưa tin, trước việc dư luận phản ánh về vấn đề quy hoạch, xây dựng chợ Cái Nước có nhiều bất cập, gây bức xúc trong tiểu thương, vừa qua UBND huyện Cái Nước (Cà Mau) đã tổ chức đối thoại với tiểu thương.

14-18-28_di_dien_chinh_quyen_di_phuong_ti_buoi_doi_thoi
Đại diện chính quyền tại buổi đối thoại

Buổi làm việc có đại diện Huyện ủy, UBND huyện Cái Nước, chủ đầu tư là UBND thị trấn Cái Nước cùng hàng trăm tiểu thương. Buổi đối thoại có trên 20 ý kiến của tiểu thương, xoay quanh việc quy hoạch chợ, hệ thống điện, nước sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy, chi phí xây dựng hạ tầng, thời gian hợp đồng với tiểu thương ngắn, lối đi vào chợ, diện tích quầy sạp chật hẹp…

Theo đó, nhiều tiểu thương cho rằng, chất lượng công trình chợ Cái Nước thi công chưa đạt, hiện có nhiều nơi sụt lún, tiểu thương phải tự bỏ tiền túi ra khắc phục nhiều lần. Trong khi đó, tiền thuê mặt bằng, tiểu thương đã đóng cho chủ đầu tư, nhưng khi công trình xuống cấp thì đơn vị này không khắc phục, sửa chữa.

14-18-28_tieu_thuong_cho_ci_nuoc_dt_vn_de_voi_chinh_quyen_di_phuong_ti_buoi_doi_thoi
Tiểu thương đối thoại với chính quyền

Bà Nguyễn Bích Ly, một tiểu thương cho biết, việc chủ đầu tư xây cất, phân bổ vị trí không phù hợp: “Do diện tích mặt bằng quá nhỏ, nên tiểu thương không có chỗ bày bán. Từ đó, buôn bán ế ẩm, nền ki ốt bị sụt lún nên quầy của tôi không còn buôn bán được nữa”.

Anh Huỳnh Văn Ngờ 36 tuổi, người có 2 sạp tại chợ Cái Nước, bức xúc: “Hiện quay của tôi nằm sâu phía trong nên việc mua bán rất ế. Do đường sá chật hẹp, bị tiểu thương bên ngoài lấn chiếm nên không có lối đi. Mua bán trong nhà lồng mà lối đi không có thì thử hỏi làm sao kinh doanh được”.

Anh Ngờ kiến nghị với UBND huyện Cái Nước tìm giải pháp phù hợp, ổn định tình hình, tiểu thương mới an tâm bám chợ. “Theo tôi, chủ các quầy nên tôn trọng diện tích ki ốt của mình, hàng hóa nên trưng bày gói gọn trong diện tích đó. Chính quyền có biện pháp cứng rắn, ai vi phạm, xử phạt ngay. Có như vậy thì người mua mới có lối đi ra vào chợ”, anh Ngờ nói.

Bên cạnh đó, nhiều tiểu thương yêu cầu thị trấn công khai tài chính và kéo dài thời gian hợp đồng. Ông Huỳnh Kim Hội trình bày: “Phí mặt bằng, phí đầu tư xây chợ đều từ nguồn vốn xã hội hóa của tiểu thương. Tuy nhiên, việc thu phí mặt bằng quá cao (249 nghìn đồng/m2/tháng) thời gian hợp đồng quá ngắn, mua bán ế ẩm, khiến chúng nhiều khả năng không thu hồi được vốn”.

14-18-28_mot_goc_buoi_doi_thoi_giu_ubnd_huyen_ci_nuoc_voi_b_con_tieu_thuong_1
Buổi đối thoại giữa UBND huyện Cái Nước với tiểu thương

Bà Lâm Thị Bé Tư, tiểu thương tại chợ Cái Nước phàn nàn: “Tổng phí đầu tư xây dựng chợ Cái Nước này (3 giai đoạn) khoảng 60 tỷ đồng, nhưng công bố khoảng 30 tỷ đồng, thế là chưa minh bạch. Nguồn vốn chúng tôi bỏ ra như vậy mà xây dựng không đạt chất lượng, gây sụt lún nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc mua bán của tiểu thương”.

Giải thích, ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cho biết, việc xây chợ là do nhu cầu thực tế và địa phương đã làm theo quy hoạch, quy định của Nhà nước. Những vấn đề bà con bức xúc, ông Giang cho biết: “Do nhu cầu thực tế, nên khi xây chợ, chúng tôi đã nghiên cứu, sắp xếp cho phù hợp. Việc phân lô, do dời các thị dân bên ngoài vào nên có chật hẹp, nhưng vẫn rộng hơn trước. Việc tăng thời gian hợp đồng lên 6 năm, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp”.

14-18-28_ong_phm_phuc_ging_chu_tich_ubnd_huyen_ci_nuoc_tr_loi_nhung_buc_xuc_cu_tieu_thuong_cho_ci_nuoc
Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước trả lời bà con

Các vấn đề bức xúc của tiểu thương đã được đại diện UBND huyện, UBND thị trấnCái Nước trả lời thỏa đáng, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng bà con. “Đối với vấn đề tài chính, tôi yêu cầu UBND thị trấn làm sáng tỏ, công khai rõ ràng, minh bạch, giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện. Riêng điện, nước sinh hoạt, hệ thống PCCC, quầy sạp xuống cấp… thì UBND thị trấn phối hợp với nhà thầu khắc phục ngay”, ông Giang khẳng định.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.