| Hotline: 0983.970.780

Dấu ấn Thanh Hóa, góc nhìn người ngoài cuộc

Bài 1: Hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

Thứ Sáu 16/10/2020 , 09:31 (GMT+7)

Những kết quả quan trọng trong hành trình Đổi mới là nền tảng vững chắc để Thanh Hóa vươn lên mạnh mẽ, hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.

Thời cơ để Thanh Hóa cất cánh, trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc đã chín muồi.

Trong cuộc trò chuyện với PV NNVN, ông Nguyễn Văn Thát, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bày tỏ niềm vui trước những thành tựu mang đậm dấu ấn lịch sử mà Đảng bộ, Nhân dân Thanh Hóa xây đắp nên trong tiến trình phát triển quê hương, đất nước.

Có được thành quả ấy, theo ông Thát, cả Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa đã đoàn kết, nỗ lực hết sức mình, vượt qua những khó khăn, thách thức.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo các Bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khởi công dự án chăn nuôi bò sữa do Tập đoàn TH đầu tư tại Thanh Hóa. Ảnh: Đinh Tùng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo các Bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khởi công dự án chăn nuôi bò sữa do Tập đoàn TH đầu tư tại Thanh Hóa. Ảnh: Đinh Tùng

 Đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng

Sau 35 năm kiên trì, sáng tạo thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với khát vọng vươn xa của một tỉnh giàu tiềm năng và chiều sâu lịch sử, văn hóa, những năm gần đây Thanh Hóa có sự bứt phá ngoạn mục khi dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ đến văn hóa xã hội.

Nếu lấy mốc năm 2010, Thanh Hóa mới thu ngân sách được 4.000 tỷ đồng. Đến 2019, Thanh Hóa đã thu được gần 29.000 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách trong 9 năm qua tăng gấp 7 lần.

Tới thời điểm này, Thanh Hóa đã cân đối ngân sách được gần 90%. Việc huy động vốn đầu tư cũng đạt con số cao nhất từ trước tới nay, chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2020, Thanh Hóa đã huy động được 63.000 tỷ đồng.

Nói về thu ngân sách nội địa mới ấn tượng, nếu như năm 2010, Thanh Hóa thu được 1.800 tỷ đồng, khi đó dân số toàn tỉnh hơn 3,4 triệu người; đến hết năm 2019, dân số nhích thêm khoảng hơn 200 nghìn người (3,64 triệu người) nhưng thu ngân sách nội địa tăng lên con số gần 18.000 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với thời điểm 9 năm trước đó.

Đây là con số phản ánh thực lực của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 tăng 15,77% đứng thứ 3 cả nước; đến năm 2019, Thanh Hóa vươn lên đứng đầu cả nước với tốc độ tăng trưởng trên 17%.

Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt từ năm 2010 đến nay thì đây là lúc cần thiết Thanh Hóa phải định vị lại chính mình trong sự phát triển chung của vùng và cả nước.

Ông Nguyễn Thái Triệu, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Bắc Thanh Hóa chia sẻ rằng, Thanh Hóa đã có bước phát triển ngoạn mục và toàn diện.

Để Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ thời gian tới, theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Đảng bộ Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa phải tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, tập trung vào 5 trụ cột tăng trưởng để có chiến lược thúc đẩy phát triển và tăng cường thu hút đầu tư, gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; nông nghiệp; y tế; đô thị hóa và cơ sở hạ tầng với trọng tâm là Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn. Cần ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ tăng năng suất lao động trong nền kinh tế số. Thủ tướng cho rằng, Thanh Hóa phải không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính và đặc biệt là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa phát triển kinh tế xã hội các địa phương phía tây tỉnh Thanh Hóa.

Từ chỗ không cân đối được ngân sách, liên tục nhiều năm liền, ngoài việc Trung ương điều tiết ngân sách thì hàng năm, Chính phủ còn phải cấp mấy ngàn tấn gạo để cứu đói cho đồng bào; đặc biệt, tỉnh còn phải đi vay ngoài. Nhưng hai năm lại nay khi có Lọc hóa dầu Nghi Sơn và các hoạt động kinh tế hiệu quả khác ở các xí nghiệp, nhà máy, khu du lịch nên nguồn lực tài chính của tỉnh tăng rất lớn.

Các nhà đầu tư và các tỉnh bạn nhìn vào Thanh Hóa đánh giá môi trường đầu tư nơi đây rất tốt. Kéo được nhiều tập đoàn lớn uy tín dốc vốn vào những vùng đất từng là cát trắng hoang vu để có diện mạo nhiều “công trình thế kỷ”, với số vốn hàng tỷ đô la, nhiều cơ sở công nghiệp mới hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong 3 dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay, có tổng vốn đầu tư lên tới 9,3 tỷ USD đang hoạt động, phát huy được giá trị. Công trình trọng điểm quốc gia, mang tầm cỡ quốc tế này đang sừng sững hiện hữu trên vùng ven biển Nghi Sơn như một biểu tượng thành công trong thu hút đầu tư vào Thanh Hóa.

Hãy nhìn vào bãi biển Sầm Sơn với không gian tươi đẹp của khu nghĩ dưỡng FLC; hay Tập đoàn Vingroup vào đầu tư mạnh đã tạo nên bộ mặt sang trọng, tạo điểm nhấn cho trung tâm TP Thanh Hóa.

“Đặc biệt, nhìn vào con số tín dụng chỉ riêng Agribank trên địa bàn tỉnh để thấy được sức sản xuất kinh doanh phát triển mạnh của Thanh Hóa. Năm 2010, Agribank huy động được 15.549 tỷ đồng, dư nợ 17.922 tỷ đồng đến thời điểm này, tổng vốn huy động  được 37.767 tỷ đồng, dư nợ 42.297 tỷ đồng. Đó thực sự là những con số rất ấn tượng”, ông Triệu chia sẻ.

Sự trỗi dậy trong thu hút đầu tư trong những năm gần đây cho thấy sự khéo léo sắp đặt và quyết đoán của Thanh Hoá. Ảnh: Đinh Tùng.

Sự trỗi dậy trong thu hút đầu tư trong những năm gần đây cho thấy sự khéo léo sắp đặt và quyết đoán của Thanh Hoá. Ảnh: Đinh Tùng.

Điều mà ông Nguyễn Thái Triệu đánh giá cao trong nhiệm kỳ qua chính là sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong hành động hiện thực hóa chủ trương xây dựng một Thanh Hóa có khát vọng thịnh vượng. Chính sự quyết liệt, tâm huyết của cán bộ, nhân dân, nhất là người đứng đầu đã tạo lập cho Thanh Hóa một nền tảng vững chắc trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Có lẽ thế mà, điều kiện và thời cơ để Thanh Hóa tiếp tục cất cánh đột phá, trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc đã chín muồi. Và để thực hiện được điều đó, Thanh Hóa cũng đã có đường hướng, cơ chế, chính sách đặc biệt khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của một địa phương mà dư địa cho phát triển còn rất lớn.

Tạo động lực lớn cho cực tăng trưởng phía Bắc

Trước thềm Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58 xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Trung ương đối với Thanh Hóa.

Trung ương xác định Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao.

Coi Thanh Hóa là một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy...

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Nghị quyết 58 là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa thời cơ, vận hội mới rất nổi trội và khác biệt để phát triển nhanh và bền vững. Và không phải chỉ dừng ở đó mà còn là mốc son để khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thanh Hóa trong đóng góp đối với xây dựng và phát triển của cả đất nước.

Sự tăng tốc phát triển đang mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào làm giàu đẹp, văn minh, hiện đại cho Thanh Hóa. Ảnh: Đinh Tùng.

Sự tăng tốc phát triển đang mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào làm giàu đẹp, văn minh, hiện đại cho Thanh Hóa. Ảnh: Đinh Tùng.

Một thập kỷ gần đây, cả Trung ương và Thanh Hóa đã thể hiện được khả năng khéo điều khiển, khéo sắp đặt. Khu Kinh tế Nghi Sơn với trọng điểm là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn minh chứng cho điều đó.

Đến nay thu ngân sách của Thanh Hóa đã xấp xỉ 30 nghìn tỷ đồng, mà chỉ cách đây không lâu, có 5 năm thôi, vẫn còn rất khó khăn. Thế thì tất cả những việc đó, đã chứng minh một cách rất rõ ràng rằng nếu Trung ương và địa phương khéo điều khiển, khéo sắp đặt thì Thanh Hóa thực sự là của cải nhiều.

Vì thế, nhìn lại một quá trình rõ ràng Thanh Hóa đã thức tỉnh. Và bây giờ Thanh Hóa phải vươn mình đứng dậy để thực sự cùng với các địa phương, cùng với cả nước, Thanh Hóa phải thực sự trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ đã căn dặn.

Những thành tựu đã đạt được không chỉ là kết quả của tinh thần lao động bền bỉ, sáng tạo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh; ý thức trách nhiệm và sự kiên trì, quyết liệt theo đuổi những mục tiêu đã lựa chọn của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; mà còn là sự kết tinh truyền thống hào hùng của ông cha đã được hun đúc qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử tỉnh Thanh Hóa.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tinh hoa làng nghề và đặc sản 30 tỉnh thành hội tụ TP.HCM

500 sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền của hơn 200 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá tại TP.HCM.