| Hotline: 0983.970.780

IFC hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 09/12/2021 , 18:42 (GMT+7)

Chiều 9/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chủ trì Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hỗ trợ kỹ thuật phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) trao Biên bản ghi nhớ tới ông Darryl Dong - Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) trao Biên bản ghi nhớ tới ông Darryl Dong - Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Biên bản ghi nhớ nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật Nâng cao năng lực cạnh tranh nông nghiệp do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thực hiện. 

Tại buổi lễ, bà Rana Karashesg, Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương của IFC phụ trách lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ cho biết ngành chăn nuôi có tiềm năng cao nhưng đang gặp phải nhiều vấn đề khẩn cấp về sức khỏe động vật, trong đó có dịch tả lợn Châu Phi (ASF) - nguyên nhân tàn phá quần thể chăn nuôi lợn và các ngành công nghiệp thịt lợn trên toàn cầu. Sự bùng nổ của dịch bệnh tại Việt Nam dẫn đến tiêu hủy hơn 30% số lợn ở các tỉnh chỉ trong 1 năm kể từ năm 2019. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đáng kể tới sinh kế của nông dân và giá cả thịt lợn.

Biên bản ghi nhớ này là bước quan trọng trong hỗ trợ khu vực để xây dựng nền tảng phục hồi từ dịch ASF. IFC sẽ hỗ trợ Bộ NN-PTNT tăng cường khung pháp lý cũng như năng lực thể chế của Việt Nam trong việc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và giám sát phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt là dịch ASF trong chăn nuôi lợn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) và ông Darryl Dong - Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (bên trái) và ông Darryl Dong - Giám đốc tài chính cao cấp IFC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.

“Một trong những yếu tố quan trọng trong hợp tác là chúng ta cần thiết lập, vận hành, thí điểm những khu vực về miễn dịch ASF, kêu gọi sự tham gia của khu vực công - tư trong khuôn khổ thảo thuận SPS, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)…  Điểm quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh là góp phần duy trì nguồn cung lợn cho thị trường trong nước, thiết lập các vùng chăn nuôi không dịch bệnh và chuẩn bị cho việc xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam ra nước ngoài. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương khởi xướng mô hình này. Với nhiệm vụ đầy tham vọng và thách thức này, Bộ NN-PTNT đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực với các chủ thể đảm bảo các bước chiến lược được triển khai mạch lạc”, bà Rana đánh giá.

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Bảo Thắng. 

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ. Ảnh: Bảo Thắng. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết chăn nuôi là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ ở góc độ phát triển kinh tế, an ninh lương thực mà còn là công ăn việc làm, sinh kế của hàng chục triệu hộ nông dân.

Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu với giá trị trên 1 tỷ USD, như lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi... bước đầu khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đóng góp trên 25% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và dư địa phát triển ngành được nhận định là còn rất lớn.

Tuy nhiên, chăn nuôi Việt Nam vẫn còn không ít những tồn tại, bất cập. Đó là chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ trên 52%, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, an toàn thực phẩm, môi trường còn nhiều rủi ro, năng suất chăn nuôi thấp, chế biến còn hạn chế, giá thành sản phẩm vẫn còn cao... Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh xuất huyết gây tử vong cao ở các loài dễ mắc bệnh thuộc họ Lợn, bao gồm lợn nuôi và lợn rừng. Hiện tại, vẫn chưa có vacxin hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi căn bệnh này và bệnh ở thể nặng có thể giết chết 100% lợn bị nhiễm bệnh.

Để khắc phục những tồn tại bất cập và tranh thủ thời cơ thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu ngành chăn nuôi phải khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành phù hợp hơn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Bộ NN-PTNT đánh giá cao vai trò của các đối tác quốc tế như OIE, JICA,  đặc biệt là Tổ chức Tài chính quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng thế giới (WB) với rất nhiều hoạt động hợp tác, hỗ trợ ngành chăn nuôi Việt Nam, như hỗ trợ tài chính, đào tạo chuyên gia, hợp tác nghiên cứu khoa học, đầu tư và trao đổi kỹ thuật, con giống...

Biên bản ghi nhớ nhằm đưa ra khuôn khổ hợp tác, xác định rõ mục tiêu hỗ trợ cải thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao năng lực triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học phòng chống ASF và các bệnh dịch phổ biến khác trong chăn nuôi lợn, góp phần đảm bảo nguồi cung thịt lợn cho thị trường nội địa, hướng tới xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn sinh học hướng tới xuất khẩu.

“Tôi tin tưởng rằng với sự hỗ trợ của IFC, các đối tác phát triển như OIE, JICA và các cơ quan liên quan của chính phủ, sự quyết tâm cao của Bộ NN-PTNT, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ MOU sẽ được triển khai thành công hỗ trợ cho năng lực cạnh tranh chăn nuôi của Việt Nam với các nước trên thế giới, đồng thời mở ra nhiều khả năng tiếp cận thị trường tiềm năng khác cho Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Đại diện tổ chức OIE cho biết sẽ hợp tác với FAO và ASEAN để phát triển chiến lược khu vực để kiểm soát ASF ở khu vực Đông Nam Á.

“Phối hợp hiệu quả là chìa khóa để kiểm soát dịch bệnh lợn xuyên biên giới và ở cấp quốc gia mà ở đó vai trò của Việt Nam và đặc biệt là Bộ NN-PTNT là rất quan trọng”, đại diện OIE cho biết.

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Nhiều vùng trũng thấp ở Nha Trang bị ngập

KHÁNH HÒA Do những ngày qua có mưa lớn kết hợp hồ chứa nước điều tiết nên nước sông Cái Nha Trang dâng cao, nhiều vùng trũng thấp tại TP Nha Trang bị ngập.

68 ngày đêm thần tốc thi công khu tái định cư Làng Nủ

Lào Cai tổ chức lễ bàn giao 40 căn nhà mới ở Làng Nủ; 15 căn nhà mới ở Nậm Tông cho 48 hộ dân bị mất nhà do lũ quét, thiên tai.