| Hotline: 0983.970.780

Keo lai trên đất Mũi

Thứ Sáu 30/08/2019 , 09:00 (GMT+7)

Hưởng ứng phong trào chuyển đổi cây trồng, huyện U Minh (Cà Mau) mở rộng diện tích trồng cây keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Ông Trần Văn Hiếu, GĐ Cty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh cho biết: Mô hình chuyển hóa trồng keo lai gỗ nhỏ sang gỗ lớn được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai rất hiệu quả tại nhiều tỉnh thành phía Bắc và Đông Nam Bộ. Từ năm 2017, Cty đã đề xuất xin ý kiến tỉnh triển khai trồng thí điểm 60 ha. Đồng thời, Cty cũng đã phát triển thêm 140 ha cho hiệu quả rất cao.

13-50-23_1_ong_hieu_ben_phi_gioi_thieu_ve_mo_hinh
Ông Hiếu (bên phải) giới thiệu về mô hình của mình.

Theo tập quán trồng rừng gỗ nhỏ trước đây, bà con nông dân trên địa bàn huyện U Minh thường trồng keo lai từ 4 – 5 năm, rồi tiến hành khai thác toàn bộ, sau đó trồng lại với chu kỳ tương tự. Biện pháp này có ưu điểm là nhanh quay vòng vốn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn, nguy cơ xảy ra sâu bệnh cao, gây suy thoái đất trầm trọng và dễ xảy ra cháy rừng vào mùa khô do trồng mật độ dày, về lâu dài sẽ làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng.

Keo lai là loại cây dễ trồng, giá cả ổn định, mang lại hiệu quả thu nhập cho người dân. Đối với việc phát triển rừng, Cty Lâm nghiệp U Minh đã trồng lại rừng trên phần diện tích đất sau khai thác. Thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả, ý thức chấp hành của người dân rất tốt. Lãnh đạo Cty thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình công tác cho đội ngũ, cán bộ, nhân viên tại đơn vị.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện diện tích rừng chuyển đổi đang phát triển khá tốt, chỉ sau hơn một năm trồng, cây có chiều cao hơn 7m và đường kính gần 10cm. Cây phát triển xanh tốt, hứa hẹn đến khi thu hoạch, sẽ mang lại nguồn thu lớn cho người dân địa phương.

Nhờ trồng với mật độ thưa, cây lớn nhanh và hạn chế được tình trạng cháy rừng trong mùa khô. Nếu có xảy ra cháy rừng thì lực lượng phản ứng nhanh của đơn vị, dễ dàng triển khai phương án, xử lý nhanh, gọn và không gây thiệt hại lớn so với việc trồng theo mật độ dày như trước đây.

Về tính hiệu quả của mô hình trồng keo lai, người dân chỉ mất khoảng thời gian 4 - 5 năm chăm sóc sẽ cho thu nhập từ 150 – 200 triệu/ha. Khi chuyển sang hình thức trồng keo lai gỗ lớn mất từ 6 – 7 năm, nhưng thu nhập có thể gấp 2 – 3 lần.

13-50-23_2_mo_hinh_trong_cy_keo_li_theo_hinh_thuc_go_lon_se_dem_ve_loi_nhun_co
Mô hình trồng cây keo lai theo hình thức gỗ lớn sẽ đem về lợi nhuận cao.

Hàng năm Cty Lâm nghiệp U Minh thực hiện việc chuyển đổi từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn ở những nơi phù hợp. Năm 2020, sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích keo lai từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn khoảng 4.000 ha. Theo đánh giá của giới chuyên môn, việc phát triển rừng keo lai theo mô hình này vừa hạn chế được sâu bệnh, đảm bảo tốt cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ tài nguyên đất.

Với những hiệu quả bước đầu của mô hình mang lại, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả bền vững. Qua đó, mở ra hướng đi trồng keo dưới tán rừng để tăng thêm thu nhập, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế ở địa phương.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất