| Hotline: 0983.970.780

'Kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc'

Thứ Bảy 18/12/2021 , 08:14 (GMT+7)

Đó là chủ đề của phiên thứ 16 Diễn đàn kết nối nông sản 970 được tổ chức từ 8h30 sáng 18/12 thông qua hình thức trực tuyến.

 

Sáng 18/12, lãnh đạo Bộ NN-PTNT phối hợp Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, và Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc tổ chức Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 16 

Chủ đề của diễn đàn phiên thứ 16 là "Kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc". 13 điểm cầu chính của diễn đàn là Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Nam Định, Phú Thọ.

Ngoài ra, diễn đàn còn có sự tham dự của nhiều đại biểu là các doanh nghiệp thu mua, chế biến, phân phối đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước tham gia trên nền tảng Zoom Meeting.

Dự kiến, Diễn đàn diễn ra Phiên toàn thể trong buổi sáng, từ 8h30, thông qua hình thức trực tuyến. Buổi chiều từ 14h00 - 17h00 sẽ diễn ra Phiên giao thương trực tuyến giữa các nhà sản xuất với các nhà tiêu thụ rau quả, nông sản.

Dự kiến, tình hình sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản của các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang sẽ được trình bày sáng 18/12. Ngoài ra, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh tiêu thụ rau quả nông sản các tỉnh: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Tuyên Quang cũng sẽ tham gia đóng góp ý kiến.

Một số giải pháp kinh doanh trực tuyến theo chuỗi và trình diễn mô hình kinh doanh trực tuyến theo chuỗi trên đa nền tảng công nghệ thông tin; ý kiến của khối doanh nghiệp, siêu thị, nhà bán lẻ tại đầu cầu Hà Nội, TP. HCM cũng được trình bày. 

Bên cạnh việc tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng cao, diễn đàn sẽ tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa sản xuất và tiêu thụ, qua đó mở rộng thị trường, hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước với mục tiêu tạo chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt - “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”.

Diễn đàn sáng 18/12 sẽ tập trung vào việc kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm rau quả phía Bắc (Ảnh minh họa)

Diễn đàn sáng 18/12 sẽ tập trung vào việc kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm rau quả phía Bắc (Ảnh minh họa)

Cuối diễn đàn là các lễ ký kết biên bản ghi nhớ tiêu thụ rau quả, nông sản giữa các đơn vị sản xuất của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với hệ thống bán lẻ, hệ thống phân phối.

Tất cảTổng thuật

11h00

Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban tổ chức đã kết nối cho các đơn vị ký kết biên bản thỏa thuận, hợp tác. Đây là cơ sở để các bên tiếp tục trao đổi sâu hơn về các nội dung của hợp đồng kinh tế trong thời gian tới.

Các Biên bản gồm: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) ký với Công ty CP sữa Hmilk. Công ty Cổ phần Đầu tư An Hoà ký kết với Công ty TNHH Hương Linh (tỉnh Điện Biên). HTX Anh Tài, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ký với Công ty Cổ phần nông nghiệp sinh thái ECOVI.

Kết luận Diễn đàn kết nối nông sản 970 sáng 18/12, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, chủ đề của diễn đàn ngày 25/12 là về “Kết nối nông sản thực phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần”.

10h40

“Chúng tôi cung cấp giống, bà con chỉ cần sản xuất, doanh nghiệp sẽ thu mua, bao tiêu 100%”

z3032414844832_3221788518d834779ade127db00d4fe9

Ứng dụng công nghệ cao trồng dưa lưới (Ảnh minh họa).

Công ty Cổ phần Công nghệ cao Trung Anh là một doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên có 10ha làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sản phẩm chính của Công ty là hoa lan Hồ điệp và dưa lê, dưa lưới.

Thông qua Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Phương Hoa , Chủ tịch HĐQT Công ty bày tỏ mong muốn được Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên kết nối những sản phẩm nông sản của địa phương để doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ ra thị trường.

“Chúng tôi mong muốn bà con nông dân tham gia chuỗi sản xuất. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp giống, sau đó sẽ thu mua, bao tiêu 100% sản phẩm của người dân”, bà Nguyễn Thị Phương Hoa bày tỏ.

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ cao Trung Anh chia sẻ thêm: “Hiện nay bà con nông dân chỉ biết trồng, đến vụ thu hoạch giá lại rất rẻ do chưa biết cách bảo quản, sơ chế, chế biến. Ngoài ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chúng tôi cũng đang nghiên cứu khâu bảo quản và sơ chế sản phẩm. Sau khi hoàn thành, chúng tôi sẽ chuyển giao lại cho bà con nông dân địa phương”.

Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ công tác chuyển giao công nghệ này. Cùng với đó, hiện nay doanh nghiệp đang tìm những đơn vị hỗ trợ phát triển công nghệ cao để cải thiện, phát triển chất lượng của sản phẩm nông sản. Mục đích là tạo ra những sản phẩm nông sản được nâng chất lượng lên cao nhất, giảm giá thành xuống thấp nhất.

10h30

Người tiêu dùng dần chuyển sang nông sản chất lượng cao

Bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Công ty CP hỗ trợ sáng kiến kinh doanh tạo tác động MEVI cho biết, công ty có 3 mảng hoạt động chính là sản xuất kinh doanh, tư vấn đào tạo, xây dựng chuỗi phân phối.

Theo bà Thu, xu hướng tiêu dùng của người dân đang chuyển sang những sản phẩm nông sản chất lượng cao.

Bà Thu đề xuất một số giải pháp như: tạo các điểm tập kết tại các vùng nguyên liệu như Lào Cai, Sơn La… Điểm này sẽ tập trung toàn bộ thông tin về sản lượng, năng suất, giá bán… của người dân. Một lưu ý nữa, là việc nâng cao kiến thức về việc đóng gói, bao bì.

Theo lời bà Thu, thời gian tới, công ty của bà sẽ tập trung phân phối cho hệ thống chung cư tại Hà Nội qua các nền tảng số.

9h45

Góp ý Lào Cai đưa cá hồi, cá tầm vào siêu thị

Bà Vũ Thị Hậu (ảnh), Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chia sẻ: Các mặt hàng nông sản của các tỉnh phía Bắc hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 việc tiêu thụ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Việc tiêu thụ sản phẩm ở mỗi gia đình có xu hướng tăng lên. Do đó, để sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh giá bán hợp lý… sẽ dễ dàng được thị trường nội địa chấp nhận.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần cập nhật công nghệ mới nhất, đẩy mạnh việc bán hàng qua nhiều kênh khác nhau, sẽ giúp công tác tiêu thụ thuận lợi hơn, nhất là trong bối cảnh việc mua hàng trực tiếp đang gặp khó khăn do dịch bệnh như hiện nay. Mong các địa phương hỗ trợ HTX, người dân nâng cấp phương tiện sản xuất, bán hàng để thích nghi tình hình mới.

Cũng theo bà Hậu, hiện nay, các tỉnh thành phía Bắc trồng rất nhiều loại trái cây ăn múi, nên sự cạnh tranh trên thị trường rất mạnh mẽ. Một thực tế đang diễn ra là giá bán trôi nổi các sản phẩm này trên thị trường và các chợ, siêu thị đang có sự chênh lệch rất lớn, nên gây khó khăn cho công tác tiêu thụ, người tiêu dùng bối rối trong việc tiếp cận với những sản phẩm thực sự chất lượng. Do đó, các đơn vị sản xuất nên nghiên cứu để sớm có phương án diều chỉnh để giá cả không có sự chênh lệch lớn, tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn.

Bà Hậu cũng góp ý với tỉnh Lào Cai trong việc tiêu thụ sản phẩm cá tầm, cá hồi. Theo đó, tỉnh đã có sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý, nên có phương án đưa sản phẩm này vào tiêu thụ trong các siêu thị. Bởi lẽ hiện nay, với những sản phẩm này, các siêu thị vẫn chủ yếu phải nhập khẩu.

z3032308751475_01b5dc9e028118f82fd26609913154ed

Cá tầm là một trong những mặt hàng nông sản của Lào Cai có chất lượng tốt, giá thành hợp lý (Ảnh minh họa).

"Nếu Lào Cai đưa được sản phẩm siêu thị sẽ có sự cạnh tranh về giá, giúp người tiêu dùng 'bình dân' cũng có thể tiếp cận những sản phẩm giá trị cao này, khả năng tiêu thụ sẽ tăng lên", bà Hậu phân tích. “Sản phẩm rất tốt mà không có đầu ra ổn định, thì rất là đáng tiếc cho công sức của các hộ sản xuất”.

Trên cơ sở đó, bà Hậu mong muốn, sau diễn đàn các đơn vị sẽ trao đổi với nhau, chia sẻ những thông tin để cùng nhau phối hợp tháo gỡ những khó khăn (tại sao có sản phẩm tốt mà không vào được thị trường), nâng cao sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ cho các sản phẩm…

9h35

Kinh doanh nông sản theo chuỗi đầu vào - đầu ra

Theo ông Đỗ Văn Định, Chủ tịch Hội đồng quản trị của hệ thống Gia Hoàng – Ecovi, trong tâm thế "bình thường mới", Gia Hoàng - Ecovi đã và đang triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Ecovi đưa ra giải pháp kinh doanh nông sản theo chuỗi đầu vào - đầu ra. Chuỗi đầu vào sẽ bao gồm chuỗi giá trị sinh thái để đảm bảo giá trị nông sản đồng đều. Về vấn đề chuỗi phân phối đầu ra, Ecovi sẽ kết nối các nông hộ và HTX, hợp tác đồng thương hiệu: Ecovi sẽ là đơn vị bảo chứng, nhưng nông dân vẫn sẽ có thương hiệu. Mô hình vận hành này sẽ tối ưu hóa hệ thống trong từng khâu sản xuất - phân phối - logistics - người tiêu dùng.

Tại Diễn đàn, một độc giả đã bày tỏ băn khoăn về chi phí dành cho Ecovi. Nếu chi phí này lên đến 20 - 30% giá thành sản phẩm thì người nông dân sẽ gặp khó khăn. Giải đáp thắc mắc, đại diện Công ty Gia Hoàng - Ecovi cho biết, hiện nay chi phí logistics cho nông sản chiếm khoảng 25%, thậm chí những chi phí khác còn cao hơn con số đó.

“Giai đoạn hiện tại, chúng tôi đang cùng với người nông dân trực tiếp bán hàng, cùng xây dựng thương hiệu. Một phần nhỏ lợi nhuận của chúng tôi sẽ được tính trong đó và người nông dân không phải chi trả”, đại diện Công ty cho biết. Trong thời gian tới, Công ty kì vọng người nông dân sẽ chỉ phải chi trả khoảng 5-10% chi phí cho Ecovi.

9h20

Bà Trần Thị Minh Hải, Giám đốc Công ty CP sữa Hmilk cho biết, công ty đã sản xuất ra một loại sữa đặc biệt, kết hợp với các loại hạt và nông sản Việt Nam.

Bà Hải thông tin, rằng để sản xuất loại sữa này cần nhiều loại hạt như mắc ca, ý dĩ, óc chó, bí đỏ, gạo đen, cà phê, hạnh nhân… Mục tiêu là công ty, khi đưa sản phẩm sữa hạt ra thị trường, là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nâng giá trị tăng thêm cho các mặt hàng nông sản.

“Rất mong các đơn vị sản xuất và xúc tiến thương mại, các hệ thống bán lẻ giúp đỡ để sản phẩm chế biến của công ty được biết đến rộng rãi hơn”, bà Hải chia sẻ.

9h15

Huyện Bát Xát: 800 ha rau vụ đông chất lượng cao có thể cung ứng quanh năm

rau vu dong lao cai

Do lợi thế về điều kiện tự nhiên nên huyện Bát Xát có thể trồng rau trái vụ, trồng rau vụ đông vào mùa hè với diện tích trên 800ha (Ảnh minh họa).

Phát biểu tại Diễn đàn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) Lục Như Trung cho biết, huyện Bát Xát có điều kiện thổ nhưỡng tương đối đặc thù, phù hợp phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc hữu miền núi phía Bắc.

Cụ thể, huyện Bát Xát đang có 500ha trồng chè hữu cơ chất lượng cao như chè Bát Tiên, Hồng Đỉnh Bạch… đã được gắn sao OCOP. Hiện toàn huyện đang có 3 đơn vị HTX thu mua, chế biến, đóng gói.

Huyện đang có 1.500ha trồng chuối, trong đó 1.000ha đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trung bình mỗi tháng huyện có 300 - 500 tấn chủ yếu bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Trung Quốc tăng cường quản lý đường biên nên bà con nông dân đang gặp phải khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm chuối.

Bên cạnh đó, huyện Bát Xát còn có 3.000ha canh tác lúa Séng cù, một sản phẩm đặc sản vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng với chất lượng cao.

“Do có độ cao trung bình hơn 1.000m so với mặt nước biển nên huyện rất thuận lợi cho việc trồng cây dược liệu. Hiện có trên 100ha trồng trên 20 loại dược liệu như sâm Bố chính, đương quy, độc hoạt… Thông qua Diễn đàn, tôi rất mong các đơn vị kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu của huyện Bát Xát”, ông Lục Như Trung chia sẻ.

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát, huyện có tỉ lệ che phủ rừng trên 60% nên nguồn sinh thủy tại địa phương rất đa dạng, thuận lợi cho phát triển sản phẩm cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

“Đặc biệt, do lợi thế về điều kiện tự nhiên nên huyện Bát Xát có thể trồng rau trái vụ, trồng rau vụ đông vào mùa hè với diện tích trên 800ha. Thông qua diễn đàn chúng tôi muốn kết nối tiêu thụ sản phẩm rau chất lượng cao cho người nông dân”, ông Trung thông tin.

9h05

Cam Vân Đồn tìm đầu ra

Nhập chú thích ảnh

Cam Vạn Yên hay cam Vân Đồn (Quảng Ninh) quả to, mọng nước, ăn có vị ngọt thơm, đậm đà.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Tổ trưởng Tổ hội trồng cây ăn quản và dịch vụ Nông nghiệp Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cho biết, tổ đã trồng khoảng 35 ha cây ăn quả, chủ yếu là cam. Hiện tổ còn tồn khoảng 100 tấn cam các loại, trong đó có cam Vinh, cam giấy Vân Đồn, cam V2, cam Bản Sen. Giá bán của các loại cam tại tổ của ông Nhân dao động từ khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Tổng diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Vân Đồn là khoảng 200 ha. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cam. Do đó, ông Nhân kiến nghị các cơ quan Ban, ngành, địa phương hỗ trợ để sản phẩm cam Vân Đồn được biết đến và tiêu thụ rộng rãi hơn nữa trên cả nước.

9h00

Mong muốn liên kết tiêu thụ khoai tây, khoai lang, thạch đen

Nhập chú thích ảnh

Phân loại nguyên liệu thạch đen để phục vụ chế biến tinh bột. Ảnh minh họa: Minh Phúc.

Ông Vi Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp VIGIA (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Hiện nay, công ty đang thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm khoai tây, khoai lang, thạch đen cho người dân trên địa bàn tỉnh Lang Sơn.

Về khoai tây, mỗi năm công ty có 700-1.200 tấn có nhu cầu tiêu thụ. Hiện, khoai tây bắt đầu vào vụ gieo trồng, dự kiến tháng 3-5 sẽ cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng cao hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay của công ty là thông qua các chợ đầu mối nông sản, nên công tác tiêu thụ bị phụ thuộc và không ổn định. Do đó, công ty rất mong muốn được liên kết với các đơn vị để công tác tiêu thụ thuận lợi, ổn định hơn.

Về khoai lang, năng lực sản xuất của công ty có thể cung cấp 1.000-2.000 tấnnăm. Tuy nhiên, đầu ra còn rất hạn chế nên chưa thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ. Đây là tiềm năng các đơn vị có nhu cầu có thể khai thác.

Đối với thạch đen, đơn vị có thể cung cấp 2.000-5.000 tấn/năm. Hiện, công ty đã đăng ký mã cơ sở đóng gói nhưng hải quan Trung Quốc chưa chấp thuận. Do đó, thông qua diễn đàn công ty mong muốn các cơ quan quản lý hỗ trợ công tác tiêu thụ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở đóng gói, kho bảo quản sau thu hoạch…

8h50

HTX Rau an toàn Vĩnh Phúc tìm đầu ra cho su su

ketnoinongsan

Cánh đồng trồng su su lấy ngọn của HTX Rau an toàn Vĩnh Phúc.

Bà Kiều Thị Huệ, HTX Rau an toàn Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc), cho biết hiện tại HTX có 2 sản phẩm chủ lực: su su quả sẽ thu hoạch đến tháng 4 năm sau, và su su ngọn hết tháng 3 năm sau kết thúc vụ. Su su quả có sản lượng 1.000 - 3.000 kg, su su ngọn có sản lượng từ 300 -1.000 kg. Mỗi sản phẩm có 2 mã sản phẩm riêng biệt.

HTX mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu. Giá cả sẽ dựa theo số lượng yêu cầu của bên mua.

Số điện thoại liên hệ của bà Huệ: 0986.415.200

8h45

Lào Cai tập trung đầu tư 6 nông sản chủ lực

Nhập chú thích ảnh

Dứa là một trong 6 nông sản chủ lực được tỉnh Lào Cai lựa chọn tập trung đầu tư, sản xuất, chế biến, tạo ra các chuỗi liên kết vùng.

Ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Lào Cai cho biết, tỉnh có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, những sản phẩm thế mạnh gồm chuối, chè, dứa, rau ôn đới và quế. Ngoài ra, do đặc điểm khí hậu, Lào Cai còn tiềm năng phát triển cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 700 tấn.

Tỉnh lựa chọn 6 loại nông sản chủ lực để tập trung đầu tư, sản xuất, chế biến, tạo ra các chuỗi liên kết vùng. Đây là nhóm sản phẩm sẽ áp dụng quy trình hữu cơ, lập mã số vùng trồng, và đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ.

Hiện tại, chè, chuối là những sản phẩm đã được Lào Cai đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu.

Vấn đề của Lào Cai hiện là dứa, với diện tích khoảng 1.600 ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3. Tỉnh đang phải phân phối qua các kênh bán hàng nhỏ lẻ ở trong nước.

“Rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng”, ông Sỹ nói.

Là cửa ngõ kết nối giữa Trung Quốc với khu vực ASEAN, lượng hàng nông sản đi qua Lào Cai rất lớn. Do đó, tỉnh mong muốn Chính phủ, Bộ NN-PTNT, và các Bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu việc xây dựng khu logistics, triển lãm, trưng bày nông sản. Lào Cai đã dành ra quỹ đất hơn 300 ha để chuẩn bị cho kế hoạch này.

Bên cạnh đó, Lào Cai kiến nghị Bộ NN-PTNT có chính sách điều chỉnh để tránh ùn ứ cục bộ các sản phẩm từ phía Nam ra, đồng thời sớm đàm phán để tỉnh đưa sản phẩm dứa, quế xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trước mắt, Lào Cai đã chủ động đẩy mạnh nội tiêu, nhiều sản phẩm đã được đưa xuống Hà Nội tiêu thụ.

8h35

Đang vào vụ thu hoạch, rau quả khu vực phía Bắc cần kết nối tiêu thụ

Ông Đào Văn Hồ (ảnh), Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp cho biết, nhiều sản phẩm rau quả của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang trong thời gian thu hoạch, rất cần kết nối tiêu thụ.

Với mục tiêu xây dựng được những chuỗi liên kết, nhằm giúp người sản xuất đảm bảo thu nhập, cũng như từng bước xây dựng kế hoạch “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”, ông Hồ cho rằng Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản 970 sáng 18/12 là cơ hội để các nhà bán lẻ, doanh nghiệp phân phối, chế biến rau quả nông sản trên cả nước có cơ hội tiếp xúc, và biết thêm thông tin về nông sản phía Bắc.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhiều dự án nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ đạt kết quả tốt

Chiều 22/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới vùng Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…