Triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản là ợ chua, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, đau rát họng, vị chua trong miệng. Triệu chứng này trầm trọng hơn vào ban đêm, ở tư thế nằm.
Nếu người bệnh có các triệu chứng điển hình này và không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như: nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chán ăn, thiếu máu, chảy máu đường tiêu hóa, triệu chứng mới xuất hiện gần đây ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), người bệnh sẽ được chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản và tiến hành điều trị trong khoảng thời gian 4-8 tuần.
Sau giai đoạn điều trị, nếu không hết người bệnh sẽ được nội soi thực quản dạ dày để chẩn đoán. Trong việc chẩn đoán cần phải lưu ý xem người bệnh có các triệu chứng cảnh báo như trên hay không. Đó là những dấu hiệu cảnh báo có khả năng có bệnh lý nghiêm trọng như là ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
Các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng sẽ được dùng đến nếu người bệnh có triệu chứng không rõ ràng, còn nghi ngờ về chẩn đoán, không đáp ứng với điều trị, hoặc có dấu hiệu báo động bệnh lý nghiêm trọng. Phương tiện xét nghiệm thường dùng chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là nội soi thực quản dạ dày; đo áp lực cơ vòng dưới thực quản, đo pH thực quản chỉ áp dụng cho các trường hợp đặc biệt.
Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Trào ngược dạ dày thực quản diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư thực quản. Khi đã chuyển thành barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc, mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc là phẫu thuật.
Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng thường gặp, nhưng Hiện tượng này nếu gây ra các triệu chứng khó chịu và/hoặc biến chứng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (GERD).Triệu chứng đặc trưng của GERD là ợ nóng và ợ trớ. Ợ nóng là cảm giác nóng rát vùng mũi ức lan dọc sau xương ức lên đến cổ, thường xảy ra khi người bệnh nằm hoặc ngồi cúi ra trước, sau bữa ăn (đặc biệt là khi ăn quá no, ăn thức ăn có nhiều gia vị chua, cay, chocolat, nhiều dầu mỡ hoặc có uống nhiều rượu bia). Cảm giác ợ trớ bao gồm triệu chứng ợ chua hoặc thậm chí nhiều khi người bệnh cảm nhận được có thức ăn trào lên đến tận ngã ba hầu họng. Trên thực tế, khi thực hành khám chữa bệnh, đa số người bệnh thường cảm thấy khó hiểu khi được hỏi về triệu chứng ợ nóng. Do đó, mô tả chi tiết các đặc điểm của ợ nóng rất quan trọng nhằm giúp người bệnh dễ nhận biết được triệu chứng trào ngược điển hình này.
Các triệu chứng của GERD có thể điển hình hoặc không điển hình.
Các triệu chứng điển hình: ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ chua/trớ.
Các triệu chứng ngoài thực quản: đau ngực không do bệnh lý tim. Hen phế quản, viêm phổi thùy, viêm phổi hít, viêm họng tái phát, chứng bào mòn răng.
Khác với loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày, GERD không có “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán xác định. Cần lưu ý rằng mặc dù hình ảnh GERD rất đặc hiệu để chẩn đoán bệnh, độ nhạy của nội soi trong chẩn đoán GERD khá hạn chế. Do đó, phương pháp thăm dò này nên được để dành cho các trường hợp lâm sàng có triệu chứng báo động hoặc triệu chứng không điển hình cần phải phân biệt với các bệnh lý khác.
Một điểm đáng lưu ý khác nữa là các triệu chứng trào ngược điển hình (ợ nóng và ợ trớ) cũng ít khi nào là than phiền chính của người bệnh. Trong đại đa số các trường hợp, ghi nhận than phiền chính là triệu chứng đau bụng vùng thượng vị và đầy hơi khó tiêu, trong khi triệu chứng ợ nóng và/hoặc ợ trớ chỉ chiếm tỉ lệ 19,4%.
Biến chứng có thể xảy ra với người bị trào ngược dạ dày thực quản
- Loét thực quản.
- Hẹp thực quản.
- Bệnh Barrett thực quản.
- Ung thư thực quản.
Giải pháp nào hạn chế trào ngược dạ dày thực quản
Các thực phẩm và lối sống là những yếu tố thúc đẩy hoặc làm biểu hiện GERD nặng hơn như: cà phê, chocolat, bạc hà, cồn, nước uống có gas, nước chanh, sốt cà, dấm; tăng cân quá mức, hút huốc, ăn trước khi đi ngủ.
Điều trị: tránh dùng các thực phẩm và nước uống có cồn, gas. Cần chia nhỏ ra nhiều bữa ăn - tránh ăn quá no, tránh ăn thức ăn trước khi đi ngủ 2 giờ. Nằm đầu cao khi ngủ. Không xiết hoặc mặc quần quá chật. Ngưng hút thuốc và tránh tăng cân.
Những thức ăn người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn:
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ. Những thức ăn này làm sức co của cơ vòng dưới thực quản giảm, làm cho thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày, do đó làm trào ngược dễ xuất hiện.
- Trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có một số trái cây làm cho trào ngược dạ dày thực quản nặng thêm: cam, chanh, bưởi, cà chua, cóc, me... các loại trái cây này có thành phần acid nhiều. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế ăn, đặc biệt là trái cây chua.
- Chocola: có chứa chất là methyxanthine chất này làm giảm co thắt cơ vòng dưới thực quản, do đó trào ngược dịch dạ dày vào thực quản.
- Tiêu, ớt, hành, tỏi, bạc hà... gây kích thích dạ dày làm tăng khả năng trào ngược.