
Nữ hoàng truyền hình cáp nước Mỹ Bonnie Hammer năm nay 75 tuổi.
“Phụ nữ đi làm đừng để mình mắc bẫy ngộ nhận” được Bonnie Hammer viết khá chi tiết và tỉ mỉ, với mục đích hướng dẫn phụ nữ vươn lên trong xã hội. Dù ở vị trí nào, người phụ nữ đi làm cũng cần chất minh phẩm chất vượt trội, không chỉ bằng sự cần cù và sự tinh tế.
Bonnie Hammer là Phó chủ tịch của NBCUniversal, nơi bà đã dành nhiều thập kỷ để biến đổi mọi khía cạnh của ngành kinh doanh truyền hình. Dưới sự lãnh đạo của bà, nhóm truyền hình cáp và các hãng phim của công ty đã đạt được lợi nhuận kỷ lục, giành được 167 đề cử Emmy và ra mắt các bộ phim ăn khách bao gồm Suits, Psych, The Sinner, Battlestar, Galactica, Mr. Robot… và hàng trăm phim khác.
Có tới 129 triệu người Mỹ theo dõi các mạng lưới truyền hình cáp của NBCU mỗi tuần khi Bonnie Hammer lãnh đạo bộ phận truyền hình cáp của NBCU. Bà đã từng kinh qua hầu hết mọi vị trí trong ngành, từ trợ lý sản xuất cho đến giám đốc hãng phim, và thường được giao cho các vai trò tiên phong. The New York Times ca ngợi bà là “nữ hoàng truyền hình cáp” và The Hollywood Reporter gọi bà là “người phụ nữ quyền lực nhất trong ngành giải trí”.
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ đi làm và thăng tiến vẫn gặp phải nhiều rào cản, mà nhiều rào cản trong số đó đến từ những quan niệm đã ăn sâu vào não trạng phụ nữ qua những khẩu hiệu hô hào. Ở nơi làm việc, các quan niệm này biến thành những lời hứa hẹn, ngụy biện, ngộ nhận khiến cho phần lớn lao động nữ hoặc suốt đời giậm chân tại chỗ hoặc cảm thấy mình “không đủ giỏi”.
Chẳng hạn, quan niệm rất thường nghe: “Theo đuổi ước mơ”. Ngộ nhận về theo đuổi giấc mơ rất dễ đưa phụ nữ vào ngõ cụt. Sự thực là phải biết nhìn ra và biết cách “Theo đuổi cơ hội.” Hoặc “Biết giá trị của mình” sao bằng “Biết làm cho mình có giá trị”... Và rất nhiều lầm tưởng lẫn ngộ nhận khác mà chắc chắn phụ nữ đi làm nào cũng sẽ bắt gặp chính mình trong ít nhất hơn một điều.
Tác giả Bonnie Hammer bỏ công vào cuốn sách “Phụ nữ đi làm đừng để mình mắc bẫy ngộ nhận” để giúp phụ nữ “phá bẫy ngộ nhận”. Bonnie Hammer có một sự nghiệp đủ để chứng minh uy tín những điều bà viết ra. Sự nghiệp huyền thoại của bà kéo dài 5 thập kỷ trong một ngành công nghiệp đầy biến động do nam giới chi phối. Cho đến này, bất kể tuổi tác và sự đào thải khắc nghiệt, cô vẫn ở đỉnh cao trong lĩnh vực của mình.
Sức mạnh của Bonnie Hammer đến từ việc bác bỏ những khuôn phép ngầm về cách phụ nữ “phải” hành xử ở nơi làm việc. Những khẩu hiệu như “đừng trộn lẫn công việc với vui chơi”, “theo đuổi ước mơ”, “bạn làm được tất cả”... đều là rào cản nếu làm theo một cách cứng nhắc. Từ trải nghiệm thăng trầm của mình, bà đã chia sẻ nhiều trải nghiệm mà những phụ nữ đi làm chưa lâu khó mà biết được.

Một cẩm nang của phụ nữ hiện đại.
Thế giới việc làm không dễ dàng với tất cả mọi người, nhất là với phụ nữ. Vì vậy, “Phụ nữ đi làm đừng để mình mắc bẫy ngộ nhận” đưa ra những so sánh độc đáo. Ví dụ, thay vì chọn cách hành xử phổ biến “ãy giả vờ cho đến khi thành sự thật” thì “hãy đối mặt cho đến khi thành công”, thay vì “tin tưởng trực giác” thì “kiểm chức trực giác”
Nguyên tắc bao trùm mà tác giả “Phụ nữ đi làm đừng để mắc bẫy ngộ nhận” muốn nhấn mạnh: Thay đổi là chuyện muôn đời của cuộc sống, vì vậy đừng bao giờ áp dụng lời khuyên nào một cách cứng nhắc. Theo thời gian, kinh nghiệm và hiểu biết của bạn tăng lên, hãy dùng nó để điều chỉnh hướng đi lẫn quan niệm của mình để phù hợp với những mục tiêu mới.
Đặc biệt, Bonnie Hammer phân tích sự táo bạo cần thiết ở phụ nữ khi đi làm. Một số ngành nghề không coi táo bạo là tốt. Thường là có yếu tố giới tính trong đó: hầu như đàn ông được kỳ vọng phải táo bạo, một dấu hiệu tích cực cho thấy họ có tham vọng và sáng tạo. Khi gắn với phụ nữ, từ này thường mang hàm ý tiêu cực là kiêu ngạo hoặc sấn sổ.
Giống như tinh bột, cholesterol và sự điên rồ, có hai loại táo bạo tốt và xấu. Chúng ta muốn loại tốt. Chúng ta muốn táo bạo không gây khó chịu. Táo bạo không liều lĩnh hay trơ tráo. Tự tin chứ không tự phụ. Tự tin, không kiêu ngạo. Gây ấn tượng, không xấc xược. Tươi mới, không thô lỗ. Thẳng thắn, nhưng không bao giờ thiếu tôn trọng. Chúng ta muốn loại táo bạo có thể chinh phục mọi người, không phải loại khiến người ta mất hứng. Chúng ta muốn loại táo bạo có thể khiến người ta dâng tới ly rượu mời, không phải loại táo bạo để chúng ta lãnh chén rượu phạt.
Khi ta chủ ý cúi đầu thì sao có thể vượt lên trên những người khác kia chứ. Khi mọi điều ta làm đều khiến ta hòa lẫn thì sao ta có thể nổi bật giữa đám đông. Nếu muốn đạt được những gì người khác không đạt được, chúng ta phải hành động theo cách mà người khác không làm được. Đó là táo bạo.
Bonnie Hammer khẳng định: “Không phải ai sinh ra cũng có bản tính táo bạo, không sao cả. Có thể phát triển và bồi đắp kể cả ở những người không có bản tính táo bạo. Triết gia Trung Quốc Lão Tử đã nói: gieo lời nói gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, và gieo thói quen gặt tính cách. Và tôi tin là ông nói đúng, thì bước đầu tiên để có bản tính táo bạo là bắt đầu hành động táo bạo. Mặc dù không có nhiều tài liệu học thuật giải thích chính xác, nhưng có thể rút ra rất nhiều điều từ cuộc sống”.